Thứ Năm, 28 tháng 8, 2014

NHỮNG NGÀY NGHỈ LỄ QUAN TRỌNG Ở NHẬT BẢN

Trong một năm có 15 ngày lễ được quy định bởi pháp luật Nhật Bản. Nếu như ngày lễ đó rơi vào ngày Chủ Nhật thì ngày thứ Hai kế tiếp sẽ là ngày được nghỉ bù.


1) Ngày Quốc khánh: Ngày 11 tháng 2. Theo như cuốn “Nhật Bản thư kỷ” thì đây là ngày Thiên hoàng đầu tiên của Nhật đăng quang, được tính sang dương lịch.
2) Ngày mồng một Tết: Ngày mồng một tháng Một. Có khá nhiều công ty nghỉ từ ngày 30 tết tới ngày mồng 4 tháng 1.
3) Ngày lễ thành nhân: Trước đây là ngày 15 tháng 1 nhưng hiện nay được chuyển thành ngày Chủ Nhật thứ 2 của tháng 1. Đây là ngày lễ dành riêng cho các thanh niên tròn 20 tuổi.
4) Ngày Xuân phân: Khoảng 21 tháng 3. Đây được coi là ngày lễ dành để ca tụng thiên nhiên và sinh vật sống.
5) Ngày Xanh: 29 tháng 4. Đây là ngày sinh của hoàng đế Chiêu Hoà. Sau khi ông ta mất thì người ta lấy ngày này làm ngày lễ giữ gìn màu xanh của cây cỏ.
6) Ngày Hiến pháp: mồng 3 tháng 5. Từ năm 1947 ngày này được lấy để kỷ niệm ngày hiến pháp Nhật được thiết lập.
7) Ngày lễ dân tộc: mồng 4 tháng 5. Đây thực ra không phải là ngày lễ đặc biệt gì cả, bởi vì ngày mồng 3 và mồng 5 là ngày nghỉ nên ngày này cũng được lấy làm ngày nghỉ.
8) Ngày thiếu nhi: mồng 5 tháng 5 (khác với nước ta là ngày mồng 1 tháng 6). Đây là ngày lễ để cầu mong cho sức khỏe và hạnh phúc của trẻ em. Ngày này còn được gọi là ngày lễ “Đoan ngọ”, ngày lễ dành riêng cho trẻ em là con trai. Người ta thường treo cờ cá chép vào ngày này.
9) Ngày của biển: Ngày 20 tháng 7. Ngày dành để cảm ơn những gì mà biển đã ban tặng.
10) Ngày kính lão: ngày 15 tháng 9. Là ngày dành để tỏ lòng kính trọng đối với người già, được đặt ra từ năm 1966.
11) Ngày thu phân: Ngày 23 hoặc 24 tháng 9. Là ngày để tưởng nhớ về những người đã khuất và tỏ lòng thành kính với tổ tiên. Tương đương với ngày lễ xá tội vong nhân của nước ta. Chú ý rằng lịch trên là lịch dương nên nếu qui ra lịch âm thì trùng với ta.
12) Ngày thể dục thể thao: Ngày 10 tháng 10 (hiện nay chuyển thành ngày Chủ Nhật đầu tiên của tháng 10). Được thiết lập từ năm 1966 nhằm kỷ niệm cho Olympic Tokyo 1964, đây là ngày lễ nhằm khuyến khích phong trào luyện tập thể dục thể thao.
13) Ngày Văn hóa: Mồng 3 tháng 11. Ngày lễ khuyến khích cho sự trấn hưng và phát triển của nền văn hóa truyền thống. Được thiết lập từ năm 1946 nhằm kỷ niệm ngày hiến pháp Nhật được chính thức công bố.
14) Ngày lễ cảm tạ người lao động: Ngày 23 tháng 11. Là ngày lễ nhằm đề cao giá trị của sức lao động và cảm tạ cho một vụ mùa bội thu. Ngày lễ này thường được gọi là ngày lễ “Niiname sai”, được tổ chức khi vụ mùa kết thúc, người dân dân hiến tặng những sản vật mới thu hoạch nhằm tỏ lòng kính trọng thánh thần. Ngày này tương đương với Thanks Giving của phương Tây.
15) Ngày sinh nhật của Nhật hoàng: Ngày 23 tháng 12. Là ngày lễ nhân dịp sinh nhật của Nhật hoàng Bình Thành hiện nay. Nó sẽ tiếp tục tới chừng nào Nhật hoàng còn sống và trị vì đất nước.

5 CÂU CHUYỆN KỲ LẠ TẠI NHẬT BẢN

Dường như người Nhật Bản rất thấm nhuần và áp dụng giáo lý đạo Phật trong cuộc sống hàng ngày cho nên họ quý trọng, xem con người đều bình đẳng vì cùng có Phật tánh như nhau chứ không dựa vào dáng vẻ giàu nghèo bên ngoài. Họ thường xuyên làm chuyện phải có lợi cho người khác cũng như không dám trộm cắp, hại người để được nghiệp quả tốt.

Chuyện thứ nhất: Trung thực

Ở Nhật, bạn khó có cơ hội bắt taxi để đi một cuốc đường dài. Vì sao? Các bác tài sẽ tự chở bạn thẳng đến nhà ga tàu điện ngầm, kèm lời hướng dẫn: “Hãy đi tàu điện ngầm cho rẻ”.
Sự trung thực của người Nhật in đậm nét ở những “mini shop không người bán” tại Osaka. Nhiều vùng ở Nhật không có nông dân. Ban ngày họ vẫn đến công sở, ngoài giờ làm họ trồng trọt thêm. Sau khi thu hoạch, họ đóng gói sản phẩm, dán giá và để thùng tiền bên cạnh. Người mua cứ theo giá niêm yết mà tự bỏ tiền vào thùng. Cuối ngày, trên đường đi làm về, họ ghé đem thùng tiền về nhà. Nhẹ nhàng và đơn giản. Các con đường mua sắm, các đại siêu thị ở Hokkaido, Sapporo hay Osaka… cũng không nơi nào bạn phải gửi giỏ, túi xách.
Quầy thanh toán cũng không đặt ngay cổng ra vào. Người Nhật tự hào khẳng định động từ “ăn cắp vặt” gần như đã biến mất trong từ điển. Nếu bạn đến Nhật, toàn bộ các cửa hàng sẽ tự động trừ thuế, giảm 5-10% khi biết bạn là khách nước ngoài.

Chuyện thứ 2: Không ồn nơi công cộng

Nguyên tắc không gây tiếng ồn được áp dụng triệt để tại Nhật. Tất cả đường cao tốc đều phải xây dựng hàng rào cách âm, để nhà dân không bị ảnh hưởng bởi xe lưu thông trên đường. Osaka bỏ ra 18 tỷ USD xây hẳn một hòn đảo nhân tạo để làm sân bay rộng hơn 500ha ngay trên biển. Lý do đơn giản chỉ vì “người dân không chịu nổi tiếng ồn khi máy bay lên xuống”.
Tại các cửa hàng mua sắm, dù đang vào mùa khuyến mãi, cũng không một cửa hàng nào được đặt máy phát ra tiếng. Tuyệt đối không được bật nhạc làm ồn sang cửa hàng bên cạnh. Muốn quảng cáo và thu hút thì cách duy nhất là thuê một nhân viên dùng loa tay, quảng cáo với từng khách.

Chuyện thứ 3: Nhân bản

Vì sao trên những cánh đồng ở Nhật luôn còn một góc nguyên, không thu hoạch? Không ai bảo ai, những nông dân Nhật không bao giờ gặt hái toàn bộ nông sản mà họ luôn để phần 5-10% sản lượng cho các loài chim, thú trong tự nhiên.

Chuyện thứ 4: Bình đẳng

Mọi đứa trẻ đều được dạy về sự bình đẳng. Để không có tình trạng phân biệt giàu nghèo ngay từ nhỏ, mọi trẻ em đều được khuyến khích đi bộ đến trường. Nếu nhà xa thì xe đưa đón của trường là chọn lựa duy nhất. Các trường không chấp nhận cho phụ huynh đưa con đến lớp bằng xe hơi.
Việc mặc đồng phục vest đen từ người quét đường đến tất cả nhân viên, quan chức, cho thấy một nước Nhật không khoảng cách. Những ngày tuyết phủ trắng nước Nhật, từ trên cao nhìn xuống, những công dân Nhật như những chấm đen nhỏ di chuyển nhanh trên đường. Tất cả họ là một nước Nhật chung ý chí, chung tinh thần lao động.
Văn hóa xếp hàng thấm đẫm vào nếp sinh hoạt hàng ngày của người Nhật. Không có bất cứ sự ưu tiên. Sẽ không có gì ngạc nhiên nếu một ngày ở Nhật, bạn thấy người xếp hàng ngay sau lưng mình chính là Thủ tướng.

Chuyện thứ 5: Nội trợ là một nghề

Ở Nhật Bản, hàng tháng chính phủ tự trích lương của chồng đóng thuế cho vợ. Do đó, người phụ nữ ở nhà làm nội trợ nhưng vẫn được hưởng các tiêu chuẩn y như một người đi làm. Về già, họ vẫn hưởng đầy đủ lương hưu.
Độc đáo hơn nữa là nhiều công ty áp dụng chính sách, lương của chồng sẽ vào thẳng tài khoản của vợ. Vai trò của người phụ nữ trong gia đình  vì thế luôn được đề cao, tôn trọng.
Susan Nguyen – Theo Nhật ký cuộc sống

Thứ Ba, 26 tháng 8, 2014

DU HỌC NHẬT BẢN - CHỈ TIÊU GIỜ HỌC TẠI TRƯỜNG NHẬT NGỮ


Chỉ tiêu giờ học

Có thể nói khi du học Nhật Bản ở các trường nói chung và truờng tiếng nói riêng thì số luợng các buổi học mà các du học sinh tham dự là rất quan trọng. Thông thuờng các truờng học yêu cầu mỗi học sinh phải đi học đầy đủ ít nhất là 80% trên tổng số các tiết học. Để có thể nhận đuợc học bổng, nhiều bạn còn cố gắng đi học đầy đủ không nghỉ buổi nào để đạt đuợc 100% số các buổi học tham dự và cố gắng đạt đuợc thành tích tốt trông học tập. Tuy nhiên nghe thì có vẻ đơn giản vậy nhưng đi học ở Nhật Bản thì lại không hề dễ dàng đạt đuợc 100% các tiết học tham dự đầy đủ. Đầu tiên phải kể đến chính là khi các bạn đi du học ở 1 nơi xa lạ, việc thích nghi với môi truờng sống là một trong những khó khăn mà không thể dễ dàng vuợt qua nhanh chóng, và tiếp đến chính là sức khỏe, nhiều bạn khi mới sang không quen với thời tiết ở nơi đây thường dẫn đến bị cảm cúm. đau đầu. Một số bạn ở xa truờng thì thuờng gặp khó khăn khi bắt đầu có tuyết khiến việc đi lại trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

Một điểm nữa cần chú ý là ở bên Nhật Bản mọi nguời thuờng tính điểm chuyên cần theo cách là lấy số tiết học tham dự chia đều cho tổng số tiết học để tính theo %. Thuờng thì sẽ tính theo từng tháng một. Chính vì vậy, nếu như khôgn cẩn thận thì các bạn du học sinh rất dễ bị đánh truợt vì do thi thoảng sẽ có 1 tháng có số tiết học rất ít nên nếu như các bạn chỉ cần nghỉ 1 hoặc 2 buổi thôi là sẽ ảnh huởng rất lớn đến điểm chuyên cần của mình. Để khắc phục đuợc điều này, các bạn nên thường xuyên kiểm tra lịch học của tháng sau để lên kế hoạch và sắp xếp thời gian chuẩn bị, để tránh tình trạng bị nghỉ học vào đúng tháng mà có số tiết học ít nhé. Điều này cũng đồng thời tăng kỹ năng quản lý thời gian và sắp xếp công việc sau này theo kế hoạch đấy.
Một số quy định khác ở trong trường
Ngoài quy định về thời gian thì khi đi học ở Nhật Bản còn phải tuân theo một số quy định khác như không được sử dụng điện thoại trong giờ học, cũng không đuợc để điện thoại trên bàn. Đối với các giáo viên hay những nguời lớn tuổi thì trong cách giao tiếp luôn phải đúng theo lễ nghĩa, cẩn trọng, lễ phép. Một số truờng còn quy định phải ăn mặc theo nội quy của nhà truờng nên truớc khi nhập học các bạn nên tìm hiểu kỹ những thủ tục và nội quy của truờng mình sẽ theo học để có thể chuẩn bị truớc cho mình nhé.
Trên đây là những thông tin về giờ học bên truờng ở Nhật Bản cần chú ý để khi sang du học các bạn sẽ không bị bỡ ngỡ và có nhiều sai sót nhé!

Thứ Hai, 25 tháng 8, 2014

LỰA CHỌN TƯƠNG LAI MANG TÊN NHẬT BẢN

Tại Nhật có rất nhiều chương trình đào tạo phù hợp với từng đối tượng khác nhau, bạn chỉ mong muốn học tiếng, hoặc học lấy bằng hệ Cao đẳng, hoặc cao hơn...

Du học Nhật Bản, bạn có thể vừa học vừa làm, sau khi ra trường bạn sẽ có một tấm bằng giá trị và một tấm bằng Nhật ngữ giá trị toàn cầu...

- Học Tiếng Nhật tại các trường Nhật ngữ: 1-2 năm
- Học lấy bằng hệ Cao đẳng tại Nhật Bản: từ 2-3 năm
- Học lấy bằng hệ Đại học: tùy từng chuyên ngành, 4-5 năm
- Học lấy bằng Cao học: tùy từng chương trình đào tạo

Tư vấn du học Nhật Bản - 0988 948811

Chủ Nhật, 24 tháng 8, 2014

TẢN MẠN VỀ MÙA HÈ CỦA DU HỌC SINH NHẬT BẢN


Bạn biết không? Đối với học sinh Nhật Bản, mùa hè đến từ cuối tháng Bảy, và kết thúc vào đầu tháng Chín. Cũng như chúng ta, khi những chiếc lá bắt đầu chuyển màu sang đỏ, lúc ấy là lúc bắt đầu một kỳ học mới...

Trong mùa hè ở Nhật thì có gì nhỉ? Lễ hội? Pháo hoa? Yukata? Dưa hấu ăn cả ngày? Quậy cùng đám bạn? Làm thêm? Muỗi??? Mình vẫn nghĩ đó là thời gian nghỉ ngơi và đi chơi cùng bạn bè hay gia đình vẫn đáng nhớ hơn

Thực ra thì, mùa hè ở bất kỳ nơi nào, Việt Nam chúng ta hay ở Nhật Bản, cũng đều là những kỷ niệm khó quên dành cho mỗi người, để sau này còn nhớ là và nghĩ về, thì lại có thể cười mỉm và nghĩ rằng "à,một thời mình cũng đã từng như vậy..."

Mùa hè của các bạn như thế nào ạ? Hãy cùng chia sẻ nhé

Thứ Năm, 21 tháng 8, 2014

THÔNG BÁO TUYỂN SINH DU HỌC NHẬT BẢN KỲ THÁNG 04/2015


THÔNG BÁO TUYỂN SINH DU HỌC NHẬT BẢN KỲ THÁNG 04/2015

 Cơ hội để học tập trong môi trường giáo dục hàng đầu thế giới; 

 Cơ hội để học hỏi những đức tính ưu việt đặc trưng của người Nhật.

 Cơ hội để sống trong thế giới công nghệ tiên tiến nhất thế giới.

 Cơ hội để học hỏi cách làm việc và làm giàu của người Nhật Bản.

 Cơ hội làm việc kiếm tiền hợp pháp để giúp đỡ gia đình. 




✔Chính sách hỗ trợ học viên

- Học viên được tư vấn miễn phí trực tiếp bởi chuyên gia người Nhật do Nhà trường cử đến Công ty làm việc.

- Học viên được Cán bộ Công ty tư vấn miễn phí và hướng dẫn làm các thủ tục : Hộ chiếu; khám sức khoẻ; chứng minh thu nhập - tài chính của gia đình hoặc người bảo lãnh…
- Học viên được học tiếng Nhật tại Công ty với trang thiết bị, phòng học tiện nghi, hiện đại nhất. Giáo viên giảng dạy đều được tu nghiệp tại Nhật Bản với bề dày kinh nghiệm.

- Học viên được bố trí ăn ở, sinh hoạt tại khu Ký túc xá an toàn, vệ sinh, sạch sẽ. Trong thời gian học ngoại ngữ tại Công ty, các Học viên còn được sắp xếp học nâng cao thể chất, tham gia các chương trình ngoại khoá, liên hoan văn nghệ định kỳ, dã ngoại, xem phim…

CHI PHÍ LÀM THỦ TỤC HỒ SƠ VÀ HỌC PHÍ TẠI CÔNG TY vui lòng liên hệ hotline để biết thêm chi tiết:   0943 24 88 11 

Du học Nhật Bản uy tín
Tư vấn du học Nhật Bản
Du học Nhật Bản ICC Hà Nội uy tín
Du hoc Nhat Ban uy tin


Labels