Thứ Năm, 30 tháng 10, 2014

KINH NGHIỆM THUÊ NHÀ TRỌ KHI ĐI DU HỌC NHẬT BẢN

Khi đi Du học Nhật Bản, ngoài việc lựa chọn trường Nhật ngữ thì việc tìm nhà trọ đóng vai trò vô cùng  quan trọng đối với bất kì du học sinh nào. Du học sinh có thể ở kí túc xá của trường hoặc thuê trọ ngoài.
Tuy nhiên cũng có trường không có Ký túc xá, hoặc hết thời gian được ở trong ký túc xá của trường thì khi đó bạn cần phải nghĩ đến việc đi thuê nhà riêng ở bên ngoài . Mặc dù hiện tại bạn có thể tra cứu thông tin tìm kiếm nhà ở khá dễ dàng tại nhiều nguồn khác nhau (Internet, trung tâm hỗ trợ du học sinh, trung tâm bất động sản ...), tuy nhiên đối với những bạn lần đầu sang Nhật, khả năng tiếng Nhật còn hạn chế thì đây vẫn là một thử thách hết sức khó khăn. Dưới đây là những điều các bạn du học sinh cần biết khi muốn thuê nhà tại Nhật Bản.


Nha-tro-o-Nhat-Ban
Hình ảnh một nhà trọ ở Nhật Bản


 Nội dung bài viết bao gồm những phần sau:
1) Các loại nhà cho thuê tại Nhật
2) Các lưu ý khi tìm nhà
3) Vấn đề người bảo lãnh và Bảo hiểm nhà ở tổng hợp dành cho Du học sinh
4) Thiết bị cần thiết trong nhà
1. Các loại nhà cho thuê tại Nhật
Gồm 4 loại chính sau đây:
Chung cư bình dân
Đây là loại nhà chung cư được xây dựng chủ yếu bằng gỗ hoặc sắt thép nhẹ, cấu trúc bán chịu lửa. Các chung cư kiểu này thường có 2 tầng, các phòng thường không có bếp, nhà vệ sinh và phòng tắm riêng mà phải dùng chung. Bù vào đó, tiền thuê nhà khá rẻ, ngoài ra cũng không có người quản lý nên tiền quản lý cũng rẻ được phần nào hoặc không tốn.
Chung cư cao cấp
Đây là loại nhà chung cư được xây dựng bằng bê tông cốp thép, cấu trúc chịu lửa, thường có từ 3 tầng trở lên. Các phòng có khả năng cách âm tốt, có bếp, nhà vệ sinh và phòng tắm riêng. Chi phí xây dựng cao nên tiền thuê nhà loại này cao hơn chung cư bình dân. Ngoài ra, ở các tầng trên cao thì tiền thuê nhà cũng cao hơn. Các nhà loại này phần lớn đều có thang máy và người quản lý nên tiền quản lý khá cao.
Home Stay
Trong thời gian du học, bạn có thể đến ở tại nhà của người Nhật như một thành viên trong gian đình. Đây là chương trình đặc biệt thường dành cho đối tượng Du học sinh sang học tập về ngôn ngữ. Với cách này, ngoài việc học tập, bạn còn có nhiều cơ hội tiếp xúc trực tiếp với văn hóa và phong tục tập quán của Nhật Bản. Tuy nhiên các gia đình chấp nhận cho bạn ở Home Stay thường không có nhiều và thường yêu cầu khá nhiều thủ tục khắt khe.
Nhà riêng
Ngoài nhà kiểu chung cư, bạn có thể thuê nhà riêng tại Nhật. Tuy nhiên giá tiền của loại nhà này rất cao, chỉ thích hợp khi có nhiều người cùng thuê.
2. Các lưu ý khi tìm nhà
Trước khi tìm nhà, bạn cần suy nghĩ những điều sau:
  • Có khả năng trả tiền nhà mỗi tháng là bao nhiêu
  • Loại nhà nào thì phù hợp (số phòng, độ lớn, loại chung cư...)
  • Muốn sống ở khu vực nào
Sau đó, bạn nên tìm kiếm trước thông tin về những căn nhà phù hợp với mình thông qua Internet hoặc các tạp chí về nhà ở. Sau khi tìm được một vài căn nhà phù hợp với mình, bạn có thể liên lạc trực tiếp với văn phòng bất động sản phụ trách ngôi nhà đó để hỏi rõ thông tin chi tiết. Tuy nhiên bạn cần lưu ý rằng, các văn phòng bất động sản thường không có sẵn nhân viên có thể giao tiếp bằng tiếng Anh, vì vậy để mọi việc thuận lợi bạn cần có khả năng giao tiếp tiếng Nhật ở một mức độ nhất định. Nếu khả năng tiếng Nhật của bạn chưa được tốt, hãy nhờ người Nhật hoặc người nào đó biết tiếng Nhật để đi cùng bạn đến các văn phòng bất động sản và làm hộ bạn các thủ tục cần thiết.
3. Người bảo lãnh và Bảo hiểm nhà ở tổng hợp dành cho Du học sinh
Người bão lãnh:
Trong trường hợp bạn không có khả năng chi trả tiền nhà hoặc không nộp tiền nhà khi đã đến hạn, thì người bão lãnh là người có nghĩa vụ thay bạn trả các khoản tiền đó. Vì vậy người bảo lãnh bắt buộc phải là người Nhật và có khả năng tài chính. Đối với các nhà chung cư bình dân thì hiện nay đôi khi không cần người bảo lãnh bạn vẫn có thể thuê được nhà. Tuy nhiên đối với chung cư cao cấp hay nhà riêng, hầu hết đều bắt buộc bạn phải tìm được người bảo lãnh mới có thể thuê nhà.
Bảo hiểm nhà ở tổng hợp dành cho Du học sinh:
Để hỗ trợ Du học sinh trong việc tìm người bão lành khi thuê nhà, Hiệp hội hỗ trỡ giáo dục quốc tế Nhật Bản (JEES) có thành lập chương trình “Bảo hiểm nhà ở tổng hợp dành cho du học sinh . Nếu bạn tham gia bảo hiểm này (1 năm: 4000 Yên, 2 năm: 8000 Yên) thì thông thường trường bạn đang theo học sẽ đứng ra làm người bảo lãnh cho bạn khi thuê nhà. Điều kiện trước hết để bạn có thể tham gia bảo hiểm này là trường bạn đang theo học có liên kết với JEES trong chương trình bảo hiểm. Ngoài ra, tư cách lưu trú trong Visa của bạn bắt buộc phải là tư cách du học sinh . Bạn có thể liên hệ trực tiếp với văn phòng học sinh của trường để hỏi về bảo hiểm này.
  • Video giới thiệu về bảo hiểm: Tiếng Nhật – Tiếng Anh
  • Poster giới thiệu về bảo hiểm: Tiếng Nhật – Tiếng Anh
4. Các thiết bị cần thiết trong nhà
Thông thường, nhà cho thuê bên Nhật có trang bị sẵn máy nước nóng (dùng ở bồn rửa chén và phòng tắm) và máy điều hòa. Ngoài ra gần đây, cũng có nơi còn trang bị thêm giường, tủ lạnh và các loại tủ giày dép nhỏ. Tuy nhiên, trong phần lớn trường hợp các vật dụng cần thiết như máy giặt, tủ lạnh, bếp gas, chén bát… bạn cần phải tự mình mua sắm. Vì vậy bạn cũng cần suy nghĩ đến vấn đề chi phí mua sắm các vật dụng này khi bắt đầu tìm nhà. Để tiết kiệm chi phí, bạn có thể mua các vật dụng trên tại các cửa hàng đồ cũ, với chi phí rẻ hơn so với mua mới từ 50% ~ 70%. Ngoài ra bạn có thể hỏi xin lại những vật dụng không cần thiết từ những người xung quanh (người Nhật hoặc anh chị Việt Nam đi trước).

Thứ Ba, 28 tháng 10, 2014

BẠN ĐƯỢC GÌ KHI ĐI DU HỌC NHẬT BẢN?

Du học Nhật Bản ICC Hà Nội: Hiện nay tại Việt Nam, một số trường Đại học, Cao đẳng cũng có các chương trình “du học tại chỗ” dành cho những ai muốn tiếp cận, học tập theo chương trình nước ngoài nhưng không nhất thiết phải sang nước ngoài để học tập và nghiên cứu.
Tuy nhiên, phần lớn các bạn trẻ đều muốn đi du học ở nước ngoài hơn. Và, bạn sẽ được gì trong những năm tháng ở nước ngoài khi du học?

1. Du học giúp "Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ" tốt hơn
Mọi hoạt động, giao tiếp, học tập của bạn đều cần đến tiếng Anh, tiếng Nhật hoặc tiếng đang được sử dụng tại nước mà bạn đang theo học. Khi bạn “chịu khó” giao tiếp và học hỏi thì kỹ năng ngoại ngữ của bạn cũng tăng theo. Kỹ năng này rất khó đạt được ở Việt Nam vì thiếu môi trường để giao tiếp. Thông thạo ngoại ngữ trong thời đại hiện nay sẽ mở ra cho bạn nhiều cơ hội mới trong cuộc sống và nghề nghiệp.

2. Du học "Nâng cao được kiến thức, kỹ năng"
Kiến thức bạn có được khi đi du học sẽ giúp bạn nhiều hơn ở tương lai. Nhưng, kiến thức vẫn là chưa đủ mà còn cần đến những kỹ năng. Kỹ năng nghề nghiệp vững vàng là điều mà các công ty cần ở một người tốt nghiệp đại học để có thể làm được việc cũng như xử lý các tình huống, giải quyết các sự cố trong công việc được giao. Khi du học, bạn có nhiều cơ hội hơn để không những chỉ “học” mà còn được “hành” để hình thành những kỹ năng cần thiết.

3. Du học để "Tiếp cận phương pháp học tập, làm việc hiệu quả" 
Học tập, nghiên cứu hay làm việc thì đều cần đến phương pháp. Khi có phương pháp tốt thì khả năng thành công sẽ cao hơn. Bạn sẽ học được những điều này qua những người thầy của bạn trong quá trình học tập và làm việc ở nước ngoài. Bên cạnh đó là kỹ năng lập kế hoạch cụ thể cho một công việc. Học tập, nghiên cứu trong một môi trường mà kế hoạch luôn rõ ràng thì bạn cũng thoải mái, không bị động và từ đó cũng dễ dàng lập kế hoạch cho bản thân trong mỗi giai đoạn cụ thể.


4. Du học được "Sống trong một môi trường đa văn hóa" 
Khi bạn học, vui chơi với nhiều sinh viên quốc tế thì bạn sẽ có cơ hội biết thêm nhiều nền văn hóa khác nhau. Và đi du lịch sẽ mang đến cho bạn thêm nhiều trải nghiệm tuyệt vời. Mỗi nơi sẽ có những bản sắc văn hóa riêng và thật thú vị khi bạn được chứng kiến, được tham gia hơn là chỉ nghe, nhìn qua truyền hình. Văn hóa là “mảng” tinh thần không thể thiếu đối với mỗi người và chắc bạn cũng không phải là ngoại lệ, đúng không nào?

5. Du học để "Mở rộng tầm nhìn"
Được đi, được học thì tầm nhìn của bạn sẽ không còn gói gọn trong một không gian chật hẹp nữa. “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” là vậy. Nhìn một vấn đề, một sự việc trong cái nhìn đa chiều vẫn tốt hơn là trong một không gian chật hẹp.

6. Du học nhằm "Thay đổi thái độ, thói quen, hành vi"
Điều này không có gì là lớn lao nếu bạn quyết tâm thực hiện để mọi việc tốt hơn, thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn. Những thói quen như phân loại rác, hạn chế dùng còi xe (nếu đi ô tô, xe máy) hoặc giảm tiếng ồn ở các nơi công cộng ở nước ngoài nhiều lúc buộc bạn phải nhìn lại bản thân để thay đổi. Đến một lúc nào đó, nó sẽ là thói quen cho chính bạn và đây là điều tốt cần duy trì thường xuyên, mọi lúc, mọi nơi.

7. Du học giúp bạn "Kết nối giáo sư, bạn bè"
Bạn bè nhiều nơi trên thế giới học cùng với bạn và cùng với đó là những giảng viên, giáo sư đáng kính hướng dẫn bạn trong học tập, nghiên cứu. Sau một học kỳ, một năm học, mọi việc có thể khép lại về mặt thời gian và kế hoạch nhưng sẽ vẫn được tiếp tục duy trì, củng cố và sâu đậm hơn nếu như bạn cởi mở hơn trong việc tiếp xúc, giao lưu. Bạn sẽ học thêm được nhiều điều khi bạn có những người thầy nhiệt tình và những người bạn chân tình.

8. Du học để có "Bằng cấp tốt"
Cho dù nhiều ý kiến vẫn đánh giá trình độ thật là cao hơn bằng cấp nhưng sở hữu được một tấm bằng đại học hoặc sau đại học ở nước ngoài, ở các trường chất lượng thì đó là mơ ước của rất nhiều người.

9. Du học sẽ có "Cơ hội mới, ý tưởng mới"
Cơ hội trong nghề nghiệp, trong cuộc sống sẽ đến với bạn nếu như bạn đã tích lũy được kiến thức tốt, kỹ năng giỏi. Ngoài ra, những ý tưởng mới sẽ được hình thành và áp dụng. Mọi việc sẽ dễ dàng hơn khi bạn có một nền tảng tốt và trong một “thế giới phẳng” như hiện nay thì người thành công là người biết nắm lấy những cơ hội cũng như có những ý tưởng táo bạo.

Nếu bạn quyết định ở lại đất nước mà bạn đã đến để du học thì đây là cơ hội bạn được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, tiên tiến với mức thù lao "theo chuẩn quốc tế". Lương cao, chức to là mục tiêu của hầu hết chúng ta trên con đường sự nghiệp cá nhân. Nếu muốn về nước cống hiến, chắc chắn bạn sẽ là người được ưu tiên hàng đầu trong các doanh nghiệp nước ngoài đang đầu tư tại Việt Nam. Nếu bạn đi du học Nhật trở về, chắc chắn những công ty của Nhật Bản sẽ rộng cửa chào đón bạn. Chỉ đơn giản - bạn giỏi tiếng Nhật và am hiểu về người Nhật hơn những người bình thường đang học tập và sinh sống trong nước. Bạn đã biết những văn hóa, và cách làm việc của người Nhật - họ chọn bạn là vì vậy. Trong suốt quá trình học bạn cũng có cơ hội làm thêm, đó là cơ hội kiếm tiền, không những đủ trang trải việc học mà còn có thể tiết kiệm mang về.

10. Du học "Được là chính bạn" 
Điều này không có nghĩa là nếu chỉ học trong nước thì bạn không phải là bạn. Nhưng, khi bạn có nhiều “khoảng trống” hơn để tự quyết định nhiều việc thì bạn cũng sẽ khám phá được những “tiềm ẩn” trong chính bạn. Sự khác biệt luôn cần thiết và đi du học là để trưởng thành hơn, chín chắn hơn và có thể tự lập hơn.

Thứ Hai, 27 tháng 10, 2014

THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN

Chương trình Thực tập sinh - Tu nghiệp sinh Nhật bản hiện nay đang tiếp tục phát triển lên một tầm cao mới với việc chính phủ Nhật Bản gia hạn hoặc kéo dài thời hạn Thực tập kỹ năng tại Nhật cho Thực tập sinh đến từ Việt Nam đến 5 năm.

Quan hệ hợp tác lao động Việt Nam – Nhật Bản ngày càng trở nên gắn bó, cơ hội tìm kiếm việc làm thông qua con đường xuất khẩu lao động trở nên dễ dàng hơn rất nhiều cho mọi người mong muốn tham gia. Xét về nhiều góc độ, thị trường Nhật Bản đang là thị trường tiếp nhận lao động tốt nhất đối với lao động nước ta.
A/ THÔNG TIN NHẬT BẢN
1. Về vị trí địa lý: 
Nhật Bản gồm 4 đảo chính (Honshu, Hokkaido, Kyushin, Shikoku) và nhiều đảo nhỏ chạy dọc theo bờ biển phía Đông Bắc Á. Diện tích 377.835 km2 . Nhật Bản có bờ biển dài 37.000 km, có đá lớn và nhiều vịnh nhỏ nhưng rất tốt và đẹp. Đồi núi chiếm 73% diện tích tự nhiên cả nước, trong đó không ít núi là núi lửa, có một số đỉnh núi cao trên 3000 mét, hơn 532 ngọn núi cao hơn 2000 mét.
2. Về dân số, cơ cấu dân số, tỷ lệ lao động thất nghiệp tại Nhật Bản:
Năm 2012, Nhật Bản có khoảng 127,37 triệu dân, chiếm khoảng 1,81% dân số thế giới và đứng thứ 10 trong số các nước đông dân. Dân cư ở Nhật phân bố không đều, phần lớn tập trung ở các trung tâm lớn: Tokyo, Yokohama, Nagoya, Osaka, Kobe và Kyoto. Thủ đô Tokyo có 12,7 triệu người và mật độ dân số cao nhất nước khoảng 54.700 người/ km², trong khi ở Hokkaido - tỉnh thưa dân nhất có mật độ 74 người/ km². Dân số ở các thành phố và các thị trấn chiếm khoảng 4/5 dân số Nhật Bản, chỉ có khoảng 1/5 dân số còn lại sống ở vùng đồng bằng ven biển.
Tỷ lệ lao động thất nghiệp:Theo Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản, số người thất nghiệp trong tháng 8/2013 tăng 8,4% so với tháng trước lên 2,72 triệu người, trong khi số người thôi việc tăng 8,8% lên 990.000 người. 

Trong một báo cáo do Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản công bố, thị trường việc làm của nước này trong sáu tháng vừa qua liên tục được cải thiện với tỷ lệ người tìm được việc làm liên tục tăng. 

Trong tháng 8/2013, tỷ lệ người lao động tìm được việc làm tăng từ mức 0,94 của tháng Bảy lên 0,95. Điều đó có nghĩa, cứ 100 người lao động thì 95 người tìm được việc làm. Báo cáo của bộ trên cũng cho biết trong tháng Tám, tỷ lệ thất nghiệp đối với nam giới tăng 0,3 điểm phần trăm lên 4,5% trong khi đối với nữ giới là 3,7%.
3. Khí hậu Nhật Bản:
Có 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông rõ rệt. Mùa xuân từ tháng 3 đến tháng 5, Mùa Hạ từ tháng 6 đến tháng 8, Mùa Thu từ tháng 9 đến tháng 11 và mùa Đông từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau.Nhiệt độ mùa đông và mùa hạ ở Nhật Bản chênh nhau tới trên 30 độ C. Vào mùa hạ, với nhiệt độ và độ ẩm cao làm cho những người từ đại lục thấy khó chịu. Vào mùa xuân và mùa thu khí hậu rất thoải mái dễ chịu nhưng thời tiết cũng thường thay đổi.  
4. Đồng tiền Nhật Bản và tỷ giá quy đổi VNĐ:
Yên là đơn vị tiền tệ của Nhật Bản, có ký hiệu là ¥, và có mã là JPY, do Ngân hàng Nhật Bản phát hành.
Tỷ giá tiện quy đổi: 1 Yên ≈ 197 VND (theo thời điểm 20/09/2014)
5. Giao thông phương đi lại:
Tại Nhật Bản, các phương tiện giao thông đi lại chủ yếu bằng tàu điện ngầm. Hệ thống giao thông ở Nhật rất phát triển, tại các thành phố lớn, chỉ cần đi bộ 5 ~ 15 phút sẽ đến được ga tàu gần nhất. Bên cạnh đó, ở một số vùng ngoại ô và nông thôn, người Nhật Bản sử dụng xe buýt (nếu không có xe hơi). Trong thành phố cũng sẽ có một số tuyến xe buýt nếu đi tàu không tiện lợi.
B/ THÔNG TIN VỀ LAO ĐỘNG XUẤT KHẨU NHẬT BẢN
1. Thị trường lao động Nhật Bản:
Tiêu chuẩn tuyển chọn:
- Đủ 18 tuổi trở lên; đáp ứng yêu cầu về sức khỏe
- Trình độ học vấn: Phổ thông trung học trở lên
* Ngành nghề: Tu nghiệp và thực tập tại các nhà máy dệt may, cơ khí, nhựa, chế biến thủy sản, thợ mộc, xây dựng, nông nghiệp...
* Thời hạn hợp đồng: tối đa không quá 3 năm.
* Thu nhập bình quân: khoảng từ 80.000 Yên – 100.000 Yên/tháng (tương đương khoảng 22.000.000 đồng – 28.000.000 đồng/tháng
2. Tình hình tu nghiệp sinh Việt Nam đi tu nghiệp tại Nhật Bản
Nhật Bản là quốc gia có nền kinh tế lớn thứ ba toàn cầu. Nhu cầu tiếp nhận lao động nước ngoài của Nhật Bản rất lớn, mỗi năm tiếp nhận hơn 100.000 thực tập sinh nước ngoài, trong đó có khoảng 6.000 thực tập sinh Việt Nam. Nhật Bản được đánh giá là thị trường tiềm năng rất lớn cho thực tập sinh Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam có gần 20.000 thực tập sinh đang làm việc tại Nhật Bản trong 63 nhóm ngành nghề khác nhau, là quốc gia có số lượng thực tập sinh lớn thứ hai trong tổng số 15 quốc gia phái cử, chỉ sau Trung Quốc, vượt lên trên Indonesia, Philippines và Thái Lan.
3. Các chương trình hợp tác đưa Thực tập sinh Việt Nam sang Nhật Bản
a/ Chương trình hợp tác với tổ chức quốc tế Nhật Bản (JITCO)
Việt Nam chính thức đưa thực tập sinh sang tu nghiệp tại Nhật Bản từ năm 1992 trong khuôn khổ bản ghi nhớ về “Chương trình phái cử và tiếp nhận thực tập sinh nước ngoài vào tu nghiệp tại Nhật Bản” đã được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ký với Tổ chức Hợp tác tu nghiệp quốc tế Nhật Bản (JITCO). Thông qua Chương trình này, Nhật Bản hỗ trợ đào tạo nghề nhằm giúp thanh niên Việt Nam nâng cao tay nghề, tiếp cận với các kỹ thuật tiên tiến và công nghệ hiện đại để khi trở về nước góp phần tích cực vào công cuộc phát triển đất nước.
Cho đến nay, có hơn 120 doanh nghiệp phái cử Việt Nam uy tín, đủ điều kiện được JITCO chấp thuận đưa thực tập sinh sang tu nghiệp tại Nhật Bản. Hiện, thực tập sinh Việt Nam đang tu nghiệp tại Nhật Bản trong các lĩnh vực như điện tử, gia công cơ khí, may công nghiệp, chế biến thủy sản, xây dựng, nông nghiệp, đóng tàu biển… tại hầu khắp các tỉnh của Nhật Bản nhưng tập trung chủ yếu ở các vùng Gifu, Konto, Kansai, Aichi, Hiroshima…
Theo số liệu thống kê của Tổ chức JITCO, số lượng thực tập sinh Việt Nam sang thực tập tại Nhật Bản ngày càng tăng.
    1/Chương trình hợp tác với Cơ quan phát triển nguồn nhân lực Nhật Bản (IM JAPAN)
Hiện nay, bên cạnh Chương trình phái cử và tiếp nhận tu nghiệp sinh nước ngoài vào tu nghiệp tại Nhật Bản hợp tác với Tổ chức hợp tác đào tạo quốc tế Nhật Bản (JITCO), Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cũng đang phối hợp với Tổ chức phát triển nguồn nhân lực quốc tế Nhật Bản (IM JAPAN) để thực hiện Chương trình thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản. Trên cơ sở mối quan hệ hợp tác đó, ngày 07/8/2013, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Tổ chức IM Japan đã ký Thỏa thuận về đào tạo cho thanh niên nghèo Việt Nam để chính thức triển khai đào tạo cho thanh niên các huyện nghèo nhằm đáp ứng đủ điều kiện tham gia chương trình thực tập kỹ năng tại Nhật Bản.
Đây là chương trình phù hợp với tinh thần Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nhằm hỗ trợ người lao động ở các huyện nghèo, vùng sâu vùng xa đi làm việc ở nước ngoài. Cơ quan trực tiếp thực hiện chương trình này tại Việt Nam là Trung tâm lao động ngoài nước (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội).
    2/ Một số chương trình khác:
Bên cạnh việc hợp tác đưa thực tập sinh và thực tập kỹ năng sang tu nghiệp và thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản, Việt Nam cũng đã cung cấp lao động kỹ thuật có tay nghề cao, kỹ sư công nghệ thông tin, những người có trình độ đại học và trên đại học trong các lĩnh vực cho Nhật Bản. Hiện nay, thời gian làm việc của kỹ sư, chuyên gia Việt Nam tại Nhật Bản là ba năm và có thể gia hạn thêm hai năm, mức lương bình quân khoảng 250.000 yên/tháng (khoảng 3.000 USD), được cung cấp nhà ở, điện nước và các tiện nghi sinh hoạt như bếp gas, tủ lạnh, lò sưởi… Mức thu nhập cao cùng môi trường, điều kiện làm việc tiên tiến tại Nhật Bản là yếu tố hấp dẫn đối với các tân kỹ sư. Tuy nhiên, so với chương trình thực tập sinh, việc tuyển kỹ sư và chuyên gia cũng khó khăn hơn, yêu cầu đào tạo tiếng Nhật dài hơn nhưng hiệu quả cao gấp nhiều lần, chất lượng lao động được đảm bảo và ít phát sinh trong quá trình làm việc.
b/ Một số quy định của Luật Quản lý xuất nhập cảnh liên quan đến tiếp nhận thực tập sinh:  Tư cách lưu trú:
            Tư cách lưu trú:  Đối với thực tập sinh tư cách lưu trú là “Thực tập sinh kỹ năng”. Như vậy, thực tập sinh chỉ được phép tiến hành các hoạt động của một thực tập sinh kỹ năng. Trong trường hợp thực tập sinh bỏ khỏi nơi thực tập để đi làm việc ở các nhà hàng hoặc nhà máy khác… sẽ là vi phạm quy định về tư cách lưu trú và sẽ bị trục xuất khỏi Nhật Bản. Tư cách lưu trú của thực tập sinh sẽ được ghi trên thị thực nhập cảnh và dán vào hộ chiếu của từng thực tập sinh
            Thời gian lưu trú:
          Nội dung thị thực nhập cảnh dán vào hộ chiếu của thực tập sinh sẽ thể hiện gồm:
  • Tư cách lưu trú;
  • Thời gian lưu trú;
  • Ngày được phép nhập cảnh;
  • Tên sân bay (địa phương) nơi cửa khẩu nhập cảnh;
          Thời gian lưu trú là thời gian thực tập sinh sẽ được phép ở lại Nhật Bản để tiến hành các hoạt động thực tập kỹ năng. Thông thường Bộ Tư pháp Nhật Bản mà trực tiếp là cơ quan quản lý xuất nhập cảnh sẽ cấp tư cách lưu trú với thời hạn 6 tháng hoặc 1 năm cho thực tập sinh. Hết thời hạn lưu trú, cơ quan tiếp nhận phải làm thủ tục để xin gia hạn tư cách lưu trú với tổng thời gian lưu trú tối đa không quá 3 năm đối với thực tập sinh kỹ năng.
         Thay đổi tư cách lưu trú:
          Theo quy định của Luật Quản lý xuất nhập cảnh, người nước ngòai có tư cách lưu trú muốn thay đổi mục đích ở lại phải làm thủ tục xin Bộ trưởng Bộ Tư pháp (đại diện là Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh điạ phương) để thay đổi tư cách lưu trú cho phù hợp với mục đích ở lạ
         Gia hạn thời gian lưu trú:
Gia hạn thời gian lưu trú là các thủ tục khi một người nước ngòai ở Nhật Bản muốn tiếp tục các hoạt động mà tư cách lưu trú hiện tại của họ cho phép nhưng thời gian lưu trú đã chuẩn bị hết hạn.
        Nhập cảnh lại Nhật Bản trong thời gian còn tư cách lưu trú:
          Theo quy định, người nước ngòai lưu trú tại Nhật Bản được tự do rời khỏi nước Nhật bất kỳ lúc nào mà không cần qua bất cứ thủ tục đặc biệt nào. Thế nhưng, khi ra khỏi Nhật Bản, tư cách lưu trú và thời gian lưu trú tại Nhật Bản của người đó sẽ mất hiệu lực. Để quay trở lại Nhật Bản, người nước ngòai đó sẽ phải làm thủ tục xin thị thực nhập cảnh  mới với nhiều thủ tục phức tạp và mất thời gian. Luật xuất nhập cảnh Nhật Bản cho phép người nước ngòai đang còn thời gian lưu trú tại Nhật Bản được làm thủ tục tái cảnh trước khi người đó xuất cảnh Nhật Bản. Những người đã hòan thành thủ tục tái nhập quốc sẽ được miễn thị thực khi nhập cảnh lại Nhật Bản và chỉ phải làm các thủ tục kiểm tra nhập cảnh đơn thuần.
        Hướng dẫn về việc xin visa cho người Việt Nam
Để được nhập cảnh vào Nhật Bản làm việc hoặc thực tập kỹ năng, người lao động Việt Nam phải xin Visa lao động, cụ thể như sau:
Trường hợp ở Nhật quá 90 ngày hoặc làm những công việc với mục đích sinh lợi, đề nghị trước hết phải xin giấy chứng nhận đủ tư cách lưu trú ở Nhật Bản tại Cục quản lý xuất nhập cảnh địa phương Bộ tư pháp Nhật nơi gần nhất (Số điện thoại Cục quản lý xuất nhập cảnh Bộ tư pháp Nhật: 03-3580-4111).
(1) Hộ chiếu
(2) Tờ khai xin cấp Visa (01 tờ)
(3) 01 ảnh 4,5cm x 4,5cm
(4) Giấy chứng nhận đủ tư cách lưu trú tại Nhật
(5) Tài liệu xác nhận chính xác bản thân (01 bản)
+ Trường hợp đi lao động kỹ thuật, kỹ năng: Bản hợp đồng lao động, giấy thông báo tuyển dụng...
+ Trường hợp đi tu nghiệp: Giấy tiếp nhận tu nghiệp...
Ngoài những hồ sơ nêu trên, tùy trường hợp có thể Đại Sứ Quán hoặc Bộ Ngoại Giao sẽ yêu cầu xuất trình thêm giấy tờ khác. Xin lưu ý, trường hợp không xuất trình thêm những giấy tờ được yêu cầu có thể sẽ không được tiếp nhận hồ sơ Visa hoặc chậm cấp Visa.

Chủ Nhật, 26 tháng 10, 2014

THÔNG BÁO: TUYỂN THỰC TẬP SINH KỸ NĂNG ĐI LÀM VIỆC TẠI NHẬT BẢN 2014

THÔNG BÁO: TUYỂN THỰC TẬP SINH KỸ NĂNG ĐI LÀM VIỆC TẠI NHẬT BẢN 2014.


1. Ngành nghề tuyển dụng:
- Xây dựng (mộc, nề, sơn, cốt pha, giàn dáo)
- Cơ khí (tiện, phay, bào, hàn điện, hàn C02, dập kim loại )
- Điện, điện tử, tự động hóa, nhựa và công nghệ vật liệu;
- Chế tạo và vận hành máy; sơn gò hàn oto
- Nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi)
- May mặc, đóng gói sản phẩm, chế biến hải sản
- Nấu ăn, chế biến thực phẩmVà các ngành nghề khác...

2. Đối tượng và tiêu chuẩn tuyển dụng:
- Nam, Nữ độ tuổi từ 18 - 32 tuổi, có sức khỏe tốt.
- Yêu cầu: Tốt nghiệp cấp 3 trở lên (riêng lao động nữ có nghề may thì tốt nghiệp cấp 2 trở lên).
- Chưa từng tham gia chương trình thực tập sinh kỹ năng tại Nhật Bản, chưa từng xin visa vào Nhật Bản.
- Ưu tiên có kinh nghiệm theo ngành nghề đăng ký tham gia xuất khẩu lao động theo diện thực tập sinh kỹ năng.

3. Thời hạn hợp đồng: Tổng thời gian là 3 năm. Một số đơn hàng đặc biệt có thời hạn 1 năm, 6 tháng.

4. Lương/ trợ cấp thực tập sinh kỹ năng tại Nhật bản:
- Thực tập sinh được áp dụng mức lương theo hợp đồng thực tập sinh, mức tối thiểu theo hợp đồng lao động tại Nhật Bản, khoảng 130.000 yên/tháng trở lên (tương đương 27.000.000 VND/tháng) chưa bao gồm tiền làm thêm giờ.
- Thời gian làm việc 8h/ngày, 5ngày/tuần.

5. Quyền Lợi của thực tập sinh:
- Thực tập sinh đi Nhật bản được tham gia khóa học giáo dục định hướng theo quy định của luật XKLĐ Việt Nam, do ICC Hà Nội trực tiếp tổ chức và đào tạo.
- Lao động chưa có tay nghề được hỗ trợ hoàn toàn chi phí đào tạo tay nghề, đủ tiêu chuẩn làm việc tại nước ngoài.
- Ngoài mức trợ cấp và mức lương hấp dẫn sẽ được nhận, người tham gia chương trình thực tập kỹ năng tại Nhật Bản còn được hưởng những chế độ ưu đãi kèm theo như sau:
+ Được hỗ trợ nhà ở, tiền điện nước, phương tiện đi lại trong thời gian Thực tập kĩ năng tại Nhật Bản
+ Được hưởng 100% bảo hiểm theo chế độ Thực tập sinh của Nhật Bản trong thời gian thực tập.
- Sau 3 năm làm việc, thực tập kỹ năng tại Nhật Bản TTS sẽ tích lũy được một khoản tài chính khoảng 30.000 USD (Ba mươi nghìn đô la Mỹ) để mang về Việt Nam. Ngoài ra khi trở về Việt Nam các TTS có cơ hội làm việc tại các doanh nghiệp Nhật Bản với mức lương giao động 450 USD – 750 USD/ tháng ( Đây là cơ hội để các TTS có được công việc ổn định, lâu dài, thu nhập cao tại Viêt Nam.).

6. Nghĩa vụ của thực tập sinh Nhật bản:
- Ứng viên dự tuyển thực tập sinh xuất khẩu lao động cần tuân theo các quy định về đào tạo và giáo dục định hướng của ICC Hà Nội.
- Nộp kết quả khám sức khỏe tổng thể theo quy định của Bộ Y tế về việc Thực tập sinh đi thực tập kỹ năng tại Nhật Bản do Bệnh viện Tràng An cấp.

*** Chú ý: Ứng viên liên hệ theo hotline bên dưới để đăng ký và làm hồ sơ giấy tờ TTS nộp trực tiếp cho phòng Tuyển dụng Nhật Bản, các khoản chi phí TTS nộp trực tiếp tại Phòng Kế toán của Công ty tại Hà Nội. Công ty ICC Hà Nội cam kết về tính trung thực của các thông tin nói trên và hân hạnh tiếp đón những ứng viên có nhu cầu tu nghiệp và làm việc tại Nhật Bản.

Thông tin chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY CP ĐẦU TƯ QUỐC TẾ ICC HÀ NỘI
Địa chỉ: Tầng 10, Học viện Tư pháp, số 9 Lê Đức Thọ kéo dài, Cầu Giấy, Hà Nội.
Phụ trách tuyển dụng: 0988 94 88 11 (Mr Tú)
Facebook: https://www.facebook.com/icchanoi

------------------------------------
Thuc tap sinh Nhat Ban
Tu nghiep sinh Nhat Ban
Xuat khau lao dong Nhat Ban ICC Ha Noi
Xuat khau lao dong Nhat Ban uy tin
Xuat khau lao dong Nhat 2014

Thứ Sáu, 24 tháng 10, 2014

"GIẤC MƠ NHẬT BẢN" TẠI ICC HÀ NỘI

"Năm truớc, sau khi tốt nghiệp THPT, vì điều kiện gia đình còn gặp nhiều khó khăn nhất là mặt tài chính, mình định sang Nhật Bản duới hình thức "Tu nghiệp sinh". Tuy nhiên, trong quá trình làm hồ sơ tại ICC Hà Nội, mình được tư vấn chuơng trình Du học Nhật Bản "Vừa học - vừa làm". Lúc đầu, mình cảm thấy với điều kiện của mình, đi du học là một việc ngoài sức tuởng tượng, nhưng sau khi tìm hiểu, mình cảm thấy rất hào hứng, và cuối cùng, mình đã lựa chọn đi du học."
Thùy Linh cùng các bạn học đi tham quan dã ngoại trong 1 kỳ nghỉ lễ
Trên đây là chia sẻ của bạn Phạm Thùy Linh - DHS năm thứ hai của trường Nhật ngữ An.
Linh còn cho biết thêm : "Hiện tại, mình đã học năm thứ hai trường ngoại ngữ An. Ngoài công việc chính là học tiếng Nhật trên trường, mình được nhà trường giới thiệu việc làm thêm sau khi sang Nhật 2 tháng. Hàng ngày mình làm thêm trong siêu thị 4 tiếng đồng hồ, công việc của mình là phân loại và sắp xếp hàng trên kệ với mức luơng ổn định. Bây giờ thì mình có thể tự chi trả học phí và sinh hoạt được rồi. Qua đây mình cũng gửi lời cám ơn đến ICC Hà Nội nói chung và Thầy Lượng - cán bộ đào tạo của ICC nói riêng, vì nhờ Thầy động viên mà mình có nhiều động lực để quyết tâm thực hiện giấc mơ của mình - Giấc mơ Nhật Bản... "

Thứ Tư, 22 tháng 10, 2014

ICC HÀ NỘI CHÀO MỪNG NGÀY PHỤ NỮ VIỆT NAM 20/10

Trong không khí chào mừng kỷ niệm 84 năm Ngày phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 – 20/10/2014), Công ty CP Đầu tư Quốc tế ICC Hà Nội đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa cho các chị em khối Văn phòng cùng các học viên nữ khối Đào tạo.
Ngày 18/10/2012, tại hội trường của Công ty đã diễn ra Lễ chào mừng Ngày Phụ nữ Việt Nam với sự tham dự của Ông Phạm Hoài Minh – Tổng Giám đốc, Ban Lãnh Đạo, và CBNV Công ty cùng toàn thể Học viên ICC Hà Nội.
Phát biểu tại buổi Lễ, thay mặt cho Ban Lãnh đạo và các đồng nghiệp nam trong công ty, Ông Phạm Hoài Minh – Tổng Giám đốc đã gửi tới chị em những lời chúc tốt đẹp nhất, chia sẻ với những khó khăn của chị em CBNV trong cuộc sống khi vừa phải hoàn thành nhiệm vụ của một người cán bộ vừa phải hoàn thành trách nhiệm của một người phụ nữ trong gia đình. Đây là nguồn động viên quý báu cho các nữ CBNV của ICC Hà Nội tiếp tục cố gắng, phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, xứng đáng là những người phụ nữ "Giỏi việc nước, đảm việc nhà".
 
Ông Phạm Hoài Minh – Tổng Giám đốc đã gửi tới chị em những lời chúc tốt đẹp nhân ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10
Xuyên suốt quá trình hoạt động, mỗi thành quả đạt được của ICC Hà Nội không thể thiếu sự cống hiến to lớn của các chị em phụ nữ. Với lực lượng chiếm tới 35% tổng số CBNV, các chị em đang ngày càng khẳng định được vai trò của mình trong sự phát triển vững mạnh của ICC Hà Nội.
Được sự chấp thuận của Ban Lãnh Đạo, nhằm hưởng ứng các hoạt động chào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam, sáng cùng ngày đã diễn ta chương trình chào mừng "ICC HaNoi Hot Talent" nhằm tổng kết công tác nữ công của chị em phụ nữ khối Văn phòng, đồng thời tôn vinh nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ hội nhập, đổi mới, và nâng cao hoạt động giải trí, tinh thần đoàn kết cho toàn thể CBNV và Học viên trong công ty.
Chương trình đã diễn ra trong không khí rất tươi vui, sôi nổi và mang lại nhiều tiếng cười cho CBNV và Học viên tham dự, tạo mối quan hệ thân thiện, đoàn kết cũng như phát huy sự nhiệt tình sáng tạo của nhân viên ICC Hà Nội.
Một số hình ảnh trong chương trình chào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10






Thứ Ba, 21 tháng 10, 2014

HỘI THẢO TRỰC TUYẾN DU HỌC SINH ICC HÀ NỘI "NHẬT BẢN - VIỆT NAM"


Ngày 9/10/2014, Công ty ICC Hà Nội đã tổ chức buổi hội thảo trực tuyến dành cho tất cả các bạn học viên lớp Nhật Bản với các anh/chị Du học sinh ICC Hà Nội đang học tập tại Nhật Bản.
Tại buổi hội thảo này các bạn được giải đáp các thắc mắc về cuộc sống học tập, sinh hoạt bên Nhật như việc học tập, công việc làm thêm, chỗ ở, giá cả chi phí bên Nhật...
icc-hoi-thao-1
Buổi trao đổi giữa các DHS ICC HN tại Nhật Bản và học viên lớp tiếng Nhật tại ICC HN
icc-hoi-thao-1
Các bạn học viên chăm chú lắng nghe chia sẻ của các anh chị DHS đi trước
icc-hoi-thao-3
Các bạn học viên ghi chép rất cẩn thận những chia sẻ quý báu của các anh chị đi trước
icc-hoi-thao-5
Đây là cơ hội để các bạn học hỏi được kinh nghiệm trước khi sang sinh sống và học tập tại đất nước Nhật Bản
icc-hoi-thao-6
Rất nhiều câu hỏi của các bạn được gửi lên cho BTC
icc-hoi-thao-7
Tại buổi hội thảo này các bạn học viên cũng được lắng nghe chia sẻ từ chính các thầy cô giáo đang dạy mình về cuộc sống tại Nhật mà các thầy cô đã trải qua


ICC HÀ NỘI: THÔNG BÁO TUYỂN SINH DU HỌC NHẬT BẢN "VỪA HỌC VỪA LÀM" KỲ THÁNG 07/2015

10 ƯU ĐÃI DÀNH RIÊNG CHO DU HỌC SINH KỲ THÁNG 07/2015 TẠI ICC HÀ NỘI

1. Có thể vừa học vừa làm để tự chủ về thu nhập
2. Được tham gia xét tuyển hoặc thi tuyển các Học bổng của hơn 20 Trường Nhật ngữ.
3. Không phải đặt cọc. Nộp phí theo chuẩn tiến độ hồ sơ.
4. ICC Hà Nội hỗ trợ tư vấn thủ tục vay vốn ngân hàng (nếu cần).
5. Miễn phí chăn, ga, gối, đệm đối với Học viên ở tại Ký túc xá.
6. Tặng vé xe khách về quê hàng tháng cho Học viên.
7. Miễn phí chi phí đưa đón học viên ra sân bay.
8. Được công ty tổ chức đi tham quan, dã ngoại 02 lần/tháng.
9. Hỗ trợ xin việc làm thêm ngay sau khi sang Nhật.
10. Tặng 01 bộ đồ dùng học tập made in Japan cho tất cả Học viên trước khi bay.

CHƯƠNG TRÌNH ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT:

Miễn toàn bộ học phí trong vòng 04 tháng cho 20 học viên đầu tiên đăng ký chương trình Du học Nhật Bản vừa học vừa làm tại công ty ICC Hà Nội (tính từ 15/12/2014). Hotline đăng ký: 0943 248811
Tặng vé máy bay 01 chiều sang Nhật cho 03 học viên có kết quả học tập tốt nhất của kỳ tháng 07.

1. Giới thiệu chương trình.
Không chỉ tại Việt Nam, hiện nay đi Du học Nhật Bản vừa học vừa làm đang là một xu hướng giáo dục mang tính toàn cầu, là sự lựa chọn thông minh và phù hợp đối với thanh niên ở nhiều Quốc gia khác nhau. Đi Du học Nhật Bản, bạn được học tập, nghiên cứu trong môi trường giáo dục hàng đầu thế giới.


Tuyển sinh Du học Nhật Bản kỳ Tháng 07/2014
Bên cạnh đó, nhằm học hỏi kinh nghiệm làm việc một cách chân thực và sống động nhất, các Du học sinh còn được Công ty kết hợp với Nhà trường giới thiệu đi làm thêm với các công việc phù hợp với thu nhập ổn định.
Khi đến Nhật Bản, các Du học sinh sẽ nhập học tại Trường tiếng Nhật với thời gian học từ 1 năm 3 tháng đến 2 năm tùy đợt tuyển sinh và kết quả học tập của mỗi người. Sau khi tốt nghiệp Trường Nhật ngữ, các Du học sinh sẽ được Nhà trường tiến cử vào học tại các trường Trung học, Cao đẳng, Đại học, Cao học… tùy thuộc khả năng hoặc điều kiện của Du học sinh.
Khi tốt nghiệp các trường nói trên, các Du học sinh có thể tiếp tục học tập, nghiên cứu lên cao hơn hoặc xin việc tại Nhật Bản. Tất cả Bằng cấp hoặc Chứng chỉ giáo dục của Nhật Bản cấp cho Du học sinh đều được quốc tế công nhận và rất được coi trọng trên toàn thế giới. Hàng ngày, Du học sinh chỉ học tại trường vào buổi sáng hoặc buổi chiều (tùy theo lịch của mỗi trường), vì vậy thời gian còn lại trong ngày có thể đi làm thêm lấy thu nhập để trang trải cho sinh hoạt bản thân và gửi về gia đình.
2. Đối tượng tuyển sinh du học Nhật Bản
  • Học sinh tốt nghiệp THPT trở lên. Độ tuổi từ 18 ~ 30.
  • Không có tiền án, tiền sự, mắc bệnh hiểm nghèo. Không thuộc diện cấm xuất nhập cảnh của cục QLXN cảnh Việt Nam – Nhật Bản
  • Trình độ tiếng Nhật từ sơ cấp (N5) trở lên (đối với những học sinh chưa học tiếng Nhật có thể đăng ký học tại Công ty).
3. Ngôn ngữ sử dụng: Tiếng Nhật
Trước khi sang Nhật, Du học sinh học tiếng Nhật tại Trung tâm đào tạo ICC Hà Nội tối thiểu là 4 tháng.
4. Kỳ nhập học: Tháng 07 năm 2015
5. Chương trình đào tạo Du học sinh Nhật Bản
Gồm có 2 giai đoạn học tập:
Giai đoạn 1: Học tiếng Nhật từ 1 năm 3 tháng đến 2 năm tại các trường Nhật ngữ
Giai đoạn 2: Theo học các bậc Trung cấp (2 năm), Cao đẳng (3 năm), Đại học (4-5 năm), Cao học (2 năm)…Học sinh chọn ngành học mà mình yêu thích.
6. Việc làm thêm trong quá trình học (vừa học vừa làm)
  • Du học sinh được nhà trường và Đại diện ICC Hà Nội tại Nhật Bản giới thiệu việc làm thêm tại các nhà hàng, siêu thị, nhà máy…. (Các công việc du học sinh thường làm như lau dọn, rửa bát, bưng bê, tính tiền, phát báo, đóng gói cơm hộp, làm việc tại xưởng,.v.v….).
  • Ngoài giờ học, các bạn được phép làm thêm 4h/ngày, các ngày nghỉ lễ và các kỳ nghỉ được phép làm thêm 8 giờ/ ngày, đủ để trang trải mọi chi phí sinh hoạt, học tập và tự lập về mặt tài chính.
7. Quy trình du học và các bước thực hiện tài chính
- Bước 1: Khai giảng
- Bước 2: Nộp hồ sơ cho ICC Hà Nội
- Bước 3: Học sinh chọn trường tại Nhật và ICC Hà Nội lên lịch phỏng vấn.
- Bước 4: Sau khi học sinh đỗ phỏng vấn. Trường nộp toàn bộ hồ sơ của học sinh và lên Sở lưu trú Nhật Bản để xin cấp: Giấy chứng nhận tư cách lưu trú (COE).
- Bước 5: Sở lưu trú thông báo kết quả học sinh có COE và nhà Trường Nhật Bản sẽ gửi bản photo COE và Giấy yêu cầu nộp học phí.
- Bước 6: Trường gửi về: Giấy báo nhập học, Giấy chứng nhận tư cách lưu trú, Giấy hướng dẫn đến Nhật Bản bản gốc.
- Bước 7: Công ty ICC Hà Nội nộp hồ sơ xin Visa cho học sinh tại Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội.
- Bước 8:  Học sinh đợi lấy Visa .
- Bước 9: Học sinh đến Nhật Bản – Làm thủ tục nhập học, xin giấy phép làm thêm.
- Bước 10: Sau khi nhập học. Nếu học sinh có nhu cầu muốn đi làm thêm, công tyICC Hà Nội và Nhà trường sẽ hỗ trợ và sắp xếp học sinh nhận việc làm thêm.
8. Hồ sơ du học sinh cần nộp
1. Bằng TNPT hoặc bằng cấp khác ( kèm bản gốc).
2. Học bạ/ Bảng điểm (kèm bản gốc).
3. Hộ chiếu (bản gốc).
4. CMND người bản lãnh ( bố hoặc mẹ).
5. Hộ khẩu (bản gốc).
6. Giấy khai sinh bản sao mới nhất.
7. Sơ yếu lý lịch có đóng dấu giáp lai ảnh.
8. CMND của bản thân (bản gốc).
9. 20 ảnh 3x4 cm, 18 ảnh 4x6 cm, 9 ảnh 4,5x4,5 cm (nền trắng).
10. Sổ tiết kiệm và xác nhận số dư của ngân hàng ( hướng dẫn cụ thể trong quá trình làm hồ sơ ).
11. Chứng minh nghề nghiệp và thu nhập của người bảo lãnh ( bố hoặc mẹ) ( hướng dẫn cụ thể trong quá trình làm hồ sơ ).

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ QUỐC TẾ ICC HÀ NỘI
Địa chỉ: Tầng 10, Toà B, Học viện Tư Pháp, Số 9 Lê Đức Thọ kéo dài, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: 04 6268 1133     |      Fax: 04 6264 1122
Hotline: 0943 24 88 11 
FB Du học Nhật Bảnhttps://www.facebook.com/duhocnhaticc
Fanpage ICC Hà Nội: https://www.facebook.com/icchanoi

Labels