Thứ Ba, 30 tháng 9, 2014

CÁCH ĐI XE BUS Ở NHẬT BẢN

Khi sang Nhật, phương tiện đi lại chủ yếu của du học sinh là xe bus. Sau đây ICC Hà Nội sẽ giới thiệu cách đi xe bus ở Nhật. Chú ý là đa số xe buýt chỉ đậu đúng tuyến và rất đúng giờ. Bạn không thể đón xe buýt giữa đường như ở Việt Nam hay 1 số nước khác.

Xe-bus-o-Nhat-Ban
Xe bus ở Nhật Bản

1.Thẻ xe buýt (プリペイドカード)
Ở Nhật, khi trả phí đi xe buýt, đa số mọi người đều sử dụng thẻ, bởi vì dùng thẻ sẽ có lợi hơn là trả bằng tiến mặt. Ví dụ như một thẻ xe buýt trị giá 1000 Yen, nếu như sử dụng tiền mặt cho đúng lượt đi của thẻ này thì phải tốn đến 1400 Yen.
Thẻ xe buýt được phát hành bởi rất nhiều công ty vận chuyển khác nhau, vì thế khi mua thẻ xe buýt, các bạn phải để ý xem công ty phát hành thẻ này có đúng với công ty vận chuyển xe buýt bạn hay sử dụng không, vì nếu không đúng thì bạn khổng thể sử dụng thẻ đó khi đi xe buýt. Có thể mua thẻ xe buýt ở các máy bán hàng tự động được đặt ở nhà ga, trạm dừng xe buýt hoặc các văn phòng hướng dẫn các công ty vận hành xe buýt. Hoặc các bạn cũng có thể mua trực tiếp từa các tài xế xe buýt khi xe dừng ở các chốt đèn giao thông. Khi đó, bạn chỉ cần nói những câu đơn giản, vì thế những bạn không giỏi tiếng Nhật lắm vẫn có thể nói được, ví dụ như:
- Khách: すみません。1000えんのバスカードをください。
- Tài xế: はい、こちらです。ありがとうございます。
Có 2 loại thẻ : thẻ Jiki chỉ dùng một lần rồi vứt đi, thẻ IC (ICカード) chỉ cần nạp bổ sung tiền vào khi thẻ hết tiền thì có thể sử dụng lại (thẻ sử dụng nhiều lần). Tùy vào từng công ty vận hành mà loại thẻ sử dụng cũng khác nhau. Tuy nhiên đa số xe buýt nào cũng sử dụng thẻ Jiki.
Khi sử dụng thẻ IC, khi lên và xuống xe buýt, bạn chỉ cần cho thẻ chạm vào máy đọc thẻ là được. Còn khi sử dụng thẻ Jiki, bạn phải cho thẻ vào máy đọc thẻ chuyên dụng. Trường hợp tuyến xe buýt bạn đi là tuyến đồng cước phí (đi đâu cũng chỉ một giá cước) thì bạn chỉ cần cho thẻ vào máy đọc lúc xuống xe buýt là được.

Xe-bus-o-Nhat-1
Xe bus ở Nhật bản

Khi lên xe buýt, cho thẻ Jiki vào máy đọc, cho vào khe ở bên dưới, rồi lấy thẻ ở khe bên trên。Máy sẽ báo số tiền có trong thẻ.

Xe-bus-o-Nhat-ban-2
Xe bus ở Nhật Bản

Khi xuống, cho thẻ vào nơi có chữ カード入口、sau đó lấy thẻ ở hướng ngược lại. Chữ đỏ là số tiền phí xe buýt và số tiền còn lại. (Bạn nào muốn kiểm tra thẻ thì nên để ý số tiền còn lại). Trong hình số tiền còn lại là 620 Yen.
2.Trường hợp chi trả bằng tiền mặt
Trường hợp trả bằng tiền mặt thì khi lên xe hãy lấy vé trước (là tờ giấy nhỏ có những con số được in vào) (Trường hợp là tuyến xe đồng giá thì sẽ không có vé).
Hình bên cạnh là máy đọc thẻ chuyên dụng và máy để các bạn lấy vé. Chỉ cần ấn vào là sẽ co vé rơi ra.
Khi xuống xe, bạn hãy nhìn bảng giá chỗ cửa xuống, rồi xem thử con số trên vé của mình là số mấy, rồi bỏ số tiền tương ứng với con số được ghi trong vé vào thùng đựng tiền (tất nhiên là bỏ luôn cả vé vào nữa). Ví dụ, trên bảng giá số 20 tương ứng với số tiền là 150 Yen, vé của bạn là số 20 thì bạn phải bỏ 150 Yen vào thùng tiến kèm theo cả vé.
Thông thường, thùng đựng tiền sẽ không trả lại tiền thối nên cần phải chuẩn bị trước số tiền đủ để đi xe buýt. Trường hợp không đủ tiền lẻ thì có thể sử dụng máy đổi tiền của xe buýt để tự đổi tiền. Tuy nhiên, máy đổi tiền chỉ đổi nhhư sau:
  • 100 Yen sẽ được đổi thành 50 Yen và 5 đồng 10 Yen.
  • 500 Yen sẽ được đổi thành 4 tờ 100 Yen, 1 đồng 50 Yen và 5 đồng 10 Yen.
  • 1000 Yen sẽ được đổi thành 9 tờ 100 Yen, 1 đồng 50 Yen và 5 đồng 10 Yen.
Còn các tờ tiền mệnh giá : 2000 Yen, 5000 Yen, 10000 Yen thì hầu như không thể đổi được, nên các bạn hãy chú ý khi sử dụng tiền mặt đi xe buýt.
Khi muốn xuống xe, phải ấn nút để báo cho bác tài biết. Tuy nhiên, nếu như tới bến muốn xuống rồi mới bấm nút thì cũng có trường hợp xe không dừng lại (vì nếu dừng đột ngột sẽ rất nguy hiểm). Vì thế hãy bấm nút khi xe vừa qua trạm gần với trạm mình muốn xuống. Khi xe buýt qua một trạm, sẽ có thông báo trạm dừng kế tiếp, vì thế nên để ý loa phóng thanh nếu như lần đầu tiên bạn đi tuyến xe buýt đó.
Nói tóm lại, khi sử dụng xe buýt, sẽ phải thực hiện theo trình tự như sau:
Khi lên xe buýt:
1. Lấy vé.
2. Cho thẻ qua máy đọc thẻ.
Khi xe buýt đi qua trạm xe buýt nào đó thì phải lắng nghe loa để biết trạm kế tiếp, khi nghe thấy trạm kế tiếp là trạm mình định xuống thì hãy nhấn nút ngay.
Khi xuống xe buýt:
1. Bỏ vé và tiền vé vào thùng tiền.
2. Cho thẻ qua máy đọc. 

5S & HORENSO TẠI ICC HÀ NỘI

5S có nguồn gốc từ tiếng Nhật, nó là 5 chữ cái đầu tiên trong các từ sau: SEIRI - SEITON - SEISO - SEIKETSU tương ứng với SÀNG LỌC - SẮP XẾP - SẠCH SẼ - SĂN SÓC - SẴN SÀNG.

Quy tắc này đã được người Nhật áp dụng không chỉ trong các cơ quan, xí nghiệp, trường học… mà ngay cả trong mỗi gia đình. Mục đích của nó nhằm tối ưu hóa công việc, tiết kiệm thời gian, nâng cao hiệu suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm và cuộc sống.
Quy tắc 5S được chi tiết hóa ở ICC Hà Nội như sau:

- Sàng lọc: Lọc ra những vật cần thiết, không cần thiết rồi loại bỏ những đồ không cần.
- Sắp xếp: Đặt đồ vật, dụng cụ vào đúng nơi quy định. Để đúng trạng thái để lúc nào cũng có thể lấy ra sử dụng.
- Sạch sẽ: Luôn dọn dẹp, giữ nơi làm việc sạch, đẹp.
- Săn sóc: Duy trì 3S ở trên( Sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ).
- Sẵn sàng: Luôn tuân thủ đúng quy tắc, trình tự đã được quy định.

icc-5s
5S và Horenso đã được cụ thể hóa tại ICC Hà Nội.

"Một người Nhật chưa hẳn đã hơn 1 người Việt, nhưng 3 người Nhật chắc chắn sẽ hơn 3 người Việt", câu này chắc nhiều người trong chúng ta đã từng nghe. Người Nhật có một cách làm việc nhóm cực kì hiệu quả và đem lại nhiều thành tựu to lớn cho họ. Thành công đó một phần là nhờ vào việc áp dụng nguyên tắc HORENSO.
Vậy, HO-REN-SO là gì?

HO (報告): Báo cáo = Nghĩa vụ.
REN (連絡): Liên lạc = Chu đáo.
SO(相談): Thảo luận = Giải quyết vấn đề.

icc-horenso
5S và Horenso tại ICC Hà Nội.


[ICC HÀ NỘI] SO SÁNH DU HỌC SINH VÀ THỰC TẬP SINH NHẬT BẢN

Hạn chế của chương trình Thực tập sinh:

Hầu hết Thực tập sinh tại Nhật Bản chẳng được đào tạo gì cả, một số ít thì được đào tạo sơ qua về tiếng Nhật và thực tế họ đang bán rẻ sức lao động của mình tại Nhật. 
Hết khoảng thời gian hợp đồng là 3 năm, họ sẽ phải về nước và bắt đầu gây dựng sự nghiệp tại Việt Nam.

Ưu điểm của chương trình Du học Nhật Bản

1. Chương trình Du học Nhật Bản là chương trình đào tạo cho bạn một trình độ tiếng Nhật tối thiểu (từ 1-2 năm) để được chấp nhận vào học tập tại các trường Đại Học, Cao đẳng….tại Nhật.

2. Thoải mái lựa chọn công việc
Theo quy định của chính phủ Nhật Bản, du học sinh được phép đi làm thêm trong thời gian học tập là: 4h/ngày, khoản lương này tính trung bình vẫn cao hơn rất nhiều so với các bạn đi thực tập sinh. Du học sinh có quyền chủ động lựa chọn công việc và chủ động trong giờ giấc làm việc. Họ hoàn toàn có thể chuyển việc nếu không ưng ý với công việc hiện tại.

3. Công việc nhẹ nhàng
Du học sinh đi làm chủ yếu là làm bán thời gian, như phát báo, phục vụ tại 1 nhà ăn, bán hàng thuê cho cửa hàng tư nhân…

4. Chi phí du học phải bỏ ra ít hơn nhiều so với các bạn đi Thực tập sinh
Sau khi học xong các trường đào tạo tiếng Nhật, các bạn có thể theo học Đại Học, Cao Đẳng… tại Nhật. Sau khi tốt nghiệp Đại Học, Cao Đẳng các bạn được phép ở lại Nhật Bản làm việc (tối thiểu 5 năm) và rất nhiều cơ hội định cư.

5. Với tấm bằng tốt nghiệp Đại học của Nhật, lương của bạn ở Việt Nam cao hơn ít nhất 3 lần so với các bạn tốt nghiệp ở Anh, Úc, Singapore…..
Theo lời của Fukuzawa Yukichi người sáng lập ra Đại Học Keio và cũng là người có vinh dự to lớn khi được in mặt lên tờ tiền mệnh giá lớn nhất của Nhật Bản – tờ 10,000 Yên thì “ Thượng đế sinh ra con người là bình đẳng chỉ có sự học là khác nhau. Người có học sẽ chắc chắn sẽ có một cuộc sống đầy đủ hơn người ít học”

HỒ SƠ ĐĂNG KÝ DU HỌC NHẬT BẢN TẠI ICC HÀ NỘI

1/ Giấy tờ liên quan tới người có nguyện vọng đi Du học Nhật Bản
  • Giấy khai sinh
  • Chứng minh thư nhân dân (bản sao công chứng).
  • Hộ khẩu (bản sao công chứng).
  • Bản gốc bằng tốt nghiệp cấp cao nhất.Với những sinh viên sắp tốt nghiệp chưa nhận được bằng thì cần chuẩn bị giấy chứng nhận sắp tốt ghiệp.
  • Bảng điểm(học bạ) (bản sao công chứng).
  • Giấy chứng nhận học tiếng Nhật.
  • Giấy xác nhận nghề nghiệp (dành cho những người đã đi làm, nếu là sinh viên ĐH,CĐ chưa tốt nghiệp thì cần giấy xác nhận đã học tại trường, bảng điểm ).
  • Hộ chiếu (khi chuẩn bị đi).
  • 10 ảnh thẻ 3×4.

2/ Giấy tờ liên quan đến người bảo lãnh
  • Sổ ngân hàng.
  • Giấy chứng nhận số dư tài khoản.
  • Giấy chứng nhận tại cơ quan làm việc va thu nhập trong 3 năm gần nhất.
  • Chứng minh thư nhân dân (bản sao công chứng).

Thứ Hai, 29 tháng 9, 2014

DẠY HÓA HỌC BẰNG TRUYỆN TRANH Ở NHẬT BẢN

Bộ môn hóa học khô khan được làm tươi mới dưới hình thức truyện tranh Nhật Bản đã được giới trẻ đặc biệt ưa chuộng.



Cả thế giới đều biết rằng Nhật Bản là vương quốc  truyện tranh với 80% hình ảnh đại diện cho những công ty, doanh nghiệp đều là nhân vật hoạt hình. Và đưa hoạt hình lồng ghép vào nội dung giáo dục chính thống có lẽ Nhật Bản cũng là nước tiên phong.
Những bộ môn tự nhiên “khô khốc” như: Toán, Lý, Hóa được ưu tiên hơn cả trong giai đoạn thử nghiệm này.

Thứ Sáu, 26 tháng 9, 2014

ĐỒ ĂN NĂM MỚI TẠI CÁC CỬA HÀNG NHẬT

Các cửa hàng ở Nhật Bản đã bắt đầu chuẩn bị bán đồ ăn truyền thống trong dịp năm mới.
Sogo & Seibu, một chuỗi cửa hàng bách hóa ở Tokyo, đã bắt đầu nhận đơn đặt hàng các món ăn trong dịp năm mới. Đây là một phần không thể thiếu trong lễ đón mừng Năm mới ở Nhật Bản, thời điểm mà các thành viên trong gia đình quây quần với nhau.
Một nhân viên của cửa hàng cho biết chuỗi cửa hàng này muốn thúc đẩy việc ăn các món kiểu Âu trong tối tất niên và ăn các món truyền thống vào ngày mùng 1 đầu năm.
Tập đoàn bán lẻ Aeon cũng sẽ bắt đầu nhận đặt hàng từ ngày 1/10 tới.

Thứ Năm, 25 tháng 9, 2014

LỄ HỘI COSPLAY THÚ VỊ TẠI NHẬT BẢN

Vào ngày 21/3 hàng năm tại khu phố Nipponbashi nổi tiếng tại Osaka tổ chức một lễ hội đường phố đặc biệt.
Trong ngày này đoạn đường trong khu phố đã được chặn tất cả các xe cộ đi lại và các cosplayer có thể thoải mái đi lại trong khu phố Nipponbashi và trình diễn các màn cosplay hấp dẫn.
Dưới đây là một số tác phẩm xuất sắc nhất trong các màn cosplay “hỗn loạn” này với nhiều tác phẩm sẽ khiến bạn ấn tượng về mức độ công phu của nó nhưng cũng có những màn cosplay sẽ khiến bạn phải phì cười.





Mario “nguyên bản pixel” 






DU HỌC NHẬT BẢN - SỐ GIỜ HỌC Ở TRƯỜNG NHẬT NGỮ

Chỉ tiêu giờ học
Có thể nói khi Du học Nhật Bản ở các trường nói chung và truờng tiếng nói riêng thì số luợng các buổi học mà các du học sinh tham dự là rất quan trọng. Thông thuờng các truờng học yêu cầu mỗi học sinh phải đi học đầy đủ ít nhất là 80% trên tổng số các tiết học.
Để có thể nhận đuợc học bổng, nhiều bạn còn cố gắng đi học đầy đủ không nghỉ buổi nào để đạt đuợc 100% số các buổi học tham dự và cố gắng đạt đuợc thành tích tốt trông học tập. Tuy nhiên nghe thì có vẻ đơn giản vậy nhưng đi học ở Nhật Bản thì lại không hề dễ dàng đạt đuợc 100% các tiết học tham dự đầy đủ. Đầu tiên phải kể đến chính là khi các bạn đi du học ở 1 nơi xa lạ, việc thích nghi với môi truờng sống là một trong những khó khăn mà không thể dễ dàng vuợt qua nhanh chóng, và tiếp đến chính là sức khỏe, nhiều bạn khi mới sang không quen với thời tiết ở nơi đây thường dẫn đến bị cảm cúm. đau đầu. Một số bạn ở xa truờng thì thuờng gặp khó khăn khi bắt đầu có tuyết khiến việc đi lại trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
Một điểm nữa cần chú ý là ở bên Nhật Bản mọi nguời thuờng tính điểm chuyên cần theo cách là lấy số tiết học tham dự chia đều cho tổng số tiết học để tính theo %. Thuờng thì sẽ tính theo từng tháng một. Chính vì vậy, nếu như khôgn cẩn thận thì các bạn du học sinh rất dễ bị đánh truợt vì do thi thoảng sẽ có 1 tháng có số tiết học rất ít nên nếu như các bạn chỉ cần nghỉ 1 hoặc 2 buổi thôi là sẽ ảnh huởng rất lớn đến điểm chuyên cần của mình. Để khắc phục đuợc điều này, các bạn nên thường xuyên kiểm tra lịch học của tháng sau để lên kế hoạch và sắp xếp thời gian chuẩn bị, để tránh tình trạng bị nghỉ học vào đúng tháng mà có số tiết học ít nhé. Điều này cũng đồng thời tăng kỹ năng quản lý thời gian và sắp xếp công việc sau này theo kế hoạch đấy.
Một số quy định khác ở trong trường
Ngoài quy định về thời gian thì khi đi học ở Nhật Bản còn phải tuân theo một số quy định khác như không được sử dụng điện thoại trong giờ học, cũng không đuợc để điện thoại trên bàn. Đối với các giáo viên hay những nguời lớn tuổi thì trong cách giao tiếp luôn phải đúng theo lễ nghĩa, cẩn trọng, lễ phép. Một số truờng còn quy định phải ăn mặc theo nội quy của nhà truờng nên truớc khi nhập học các bạn nên tìm hiểu kỹ những thủ tục và nội quy của truờng mình sẽ theo học để có thể chuẩn bị truớc cho mình nhé.
Trên đây là những thông tin về giờ học bên truờng ở Nhật Bản cần chú ý để khi sang du học các bạn sẽ không bị bỡ ngỡ và có nhiều sai sót nhé!

Thứ Tư, 24 tháng 9, 2014

ĐẠI HỌC HIROSHIMA - NHẬT BẢN

Từ trong những nỗi đau của vụ ném bom nguyên tử đầu tiên trong lịch sử nhân loại, Hiroshima đã phục hồi mạnh mẽ bởi bàn tay của những người dân với hy vọng trong tương lai.
Dựa trên tiêu chí “ một trường đại học thống nhất, sự tự do và theo đuổi hòa bình”, từ đó hình thành năm tiêu chí, kim chỉ nam của trường. Đại học Hiroshima nỗ lực đào tạo nguồn nhân lực xuất sắc để có thể cống hiến cho xã hội và họ sẽ xúc tiến nghiên cứu khoa học có ích cho tương lai con người. Đó chính là nhiệm vụ ủa một trường đại học.
Được cấu thành từ 11 khoa 12 chuyên nghành sau đại học, 1 viện nghiên cứu, 1 bệnh viện đại học và 11 trường trực thuộc khác, Hiroshima là một trong những trường đại học lớn nhất và quy mô nhất Nhật Bản.
Những bạn học sinh đi du học Nhật Bản đến với đại học Hiroshima có nhiều cơ hội để cống hiến trong hoạt động nghiên cứu, để trải nghiệm xúc tiến nguồn tri thức mới, để trao đổi chia sẻ với những người có nhiệt huyết như họ, và tìm thấy có thú vui trong công việc cùng với đồng nghiệp để mở rộng tầm nhìn, do đó trườngHiroshima là nơi thích hợp nhất cho những ai tìm kiếm thêm tri thức mới.
Đại học Hiroshima chúng tôi, quyết tâm tiếp tục vai trò trở thành một trung tâm nghiên cứu và giáo dục hang đầu thế giới.

Thứ Ba, 23 tháng 9, 2014

CÁCH NGƯỜI NHẬT PHÂN LOẠI RÁC

Tại Nhật Bản, để thuận lợi cho việc xử lý, tái sử dụng và tái sinh rác, tất cả các thành thị xã thôn đều có quy định cách phân loại rác tại địa phương đó và người dân Nhật Bản luôn tuân thủ đúng theo những quy định đó
Các quy định ở mỗi địa phương là khác nhau. Các bạn sinh sống tại khu vực nào cần phải tuân theo quy định ở khu vực đó.
I. Quy định đổ rác:
Phải đổ rác ra trong khoảng thời gian từ sáng sớm đến 8:30 sáng của ngày thu rác đã được quy định và phải bỏ ra nơi đã được quy định. Quy định về giờ đổ rác này có thể khác nhau tùy từng địa phương khác nhau.
II. Phân loại rác:
Rác trong gia đình được phân loại thành 6 loại như sau.
(1) Rác đốt được
(2) Rác không đốt được
(3) Rác tài nguyên
(4) Rác có hại
(5) Rác lớn cồng kềnh
(6) Rác không thể thu gom

1. Rác đốt được
Rác nhà bếp (các món nấu vụn, cơm thừa, vỏ trái cây, bã trà,vỏ trứng, rau thừa...), tàn thuốc lá, giấy vụn, đũa dùng một lần, tăm tre để xiên nướng, hộp giấy, cây cỏ, lá khô, bụi của máy hút bụi, hàng đồ da, gỗ vụn trong công việc làm tại nhà, băng vệ sinh, tã giấy...
Các điều cần lưu ý:
1. Khi bỏ rác, bỏ vào bao nhựa dẻo hoặc bao nhựa vinyl có bán bên ngoài... và buộc miệng bao lại trước khi bỏ rác.
2. Rác nhà bếp phải được vắt hết nước, dùng giấy báo... gói lại trước khi bỏ vào bao.
3. Gỗ vụn, cành cây trong vườn... phải được cắt ngắn cỡ 50cm, dùng dây cột bó lại trước khi bỏ ra.

2. Rác không đốt được
Sản phẩm làm bằng nhựa cứng (chai chứa dầu gội đầu, hộp đựng bột giặt, bao được thức ăn, đồ chơi...) sản phẩm bằng nhựa dẻo, sản phẩm bằng nhựa vinyl, sản phẩm làm bằng nhựa ni lông, nhựa xốp, cao xu các loại (giày thể thao, giày ống cao, dép...), sản phẩm da nhân tạo, đồ gốm các loại, lưỡi dao cạo, bóng đèn điện, kính, lọ mỹ phẩm, thủy tinh pha lê, ô dù, ghế ngồi, bình thủy, lọ xịt, lon đựng sơn...
Các điều cần lưu ý:
a. Rác không đốt được phải cho vào bao nhựa dẻo hoặc bao nhựa vinyl trước khi bỏ ra.
b. Những thứ to lớn không thể bỏ vào bao tải được thì làm sao đừng rơi rớt đây đó.
c. Lọ bình xịt có thể gây nguy cơ nổ,cần phải cho xì ra hết khí bên tronng trước khi bỏ ra.
d. Khi bỏ vật nguy hiểm như lưỡi dao cạo... phải bọc trong giấy báo và ghi chữ “kiken=nguy hiểm”, xong cho vào bao nhựa vinyl trước khi bỏ ra.
3. Rác tài nguyên
Giấy các loại (giấy báo, tờ rơi quảng cáo, giấy báo gói hàng, hộp đựng quần áo, hộp đựng giầy, hộp trống, thùng giấy carton...) quần áo (quần áo, vải vụn cũ ) lon rỗng (bia, rượu, nước giải khát, thức ăn đóng hộp, chai đựng sữa...), kính bể, chai, bộ đồ ăn (son, nồi, niêu, ấm nước, sắt vụn, xe đạp, gia cụ bằng sắt thép...), đồ điện gia dụng (tivi, máy giặt, tủ lạnh, dàn máy stereo, lò sưởi, bếp gas... một số rác loại này là thu có phí), mền nệm=Futon...

Các điều cần lưu ý:
a. Lon va chai cho vào bao nhựa dẻo hoặc bao nhựa vinyl trước khi bỏ ra.
b. Giấy các loại, quần áo các loại phải chia theo loại và buộc dây theo hình chữ thập, và giữ sao cho nó không bị mưa ướt khi bỏ ra.
c. Chai và lon phải rửa một lần trước khi bỏ ra.
d. Thuỷ tinh bể vỡ phải gói bằng giấy báo..., bỏ vào bao va ghi chữ “Garasu kiken=thủy tinh nguy hiểm” bên ngoài bao trước khi bỏ ra.
4. Rác có hại
Pin, bóng đèn huỳnh quang, nhiệt kế.

Các điều cần lưu ý:
a. Cho vào bao nhựa dẻo hoặc bao nhựa vinyl trước khi bỏ ra.
b. Bên ngoài bao ghi rõ “Yugai gomi=rác có hại” trước khi bỏ ra.
c. Lưu ý để không bỏ lẫn với rác tài nguyên trước khi bỏ ra .
Pin có chứa chất thủy ngân hữu cơ độc hại, do đó hãy bỏ vào bao trong có thể nhìn thấy bên trong và tuân theo cách bỏ đã được quy định.

5. Rác cồng kềnh
Gia cụ các loại (bàn gỗ,ghế gỗ, tủ đựng quần áo, bàn kính trang điểm, giường, thảm cao cấp các loại, thảm thường các loại, tấm đệm...), cửa các loại (cửa ra vào, cửa giấy kiểu Nhật ...)
Chú ý:  Rác lớn cồng kềnh là những đồ vật như nêu trên mà có kích cỡ khoảng trên 1m2
Các điều cần lưu ý:
a. Khi mua cửa các loại...thì hãy yêu cầu người bán hàng thu nhận đồ cũ.
b. Đồ gỗ có thể cắt ra thành từng tấm có mỗi cạnh dưới 50cm, bó lại và bỏ ra vào ngày rác đốt được.
c. Rác lớn cồng kềnh bỏ ra trước cửa nhà hoặc bỏ ra nơi mà xe (tấn) có thể vào được.
d. Bỏ rác theo chế độ xin bỏ rác bằng điện thoại. Tùy theo loại đồ vật, có trường hợp phải trả một khoản phí thủ tục thu hồi rác.

6. Rác thu gom
Xe máy, chiếu tatami, lốp xe, dầu phế thải...Đối với những loại rác thải này thậm chí bạn còn phải mất tiền để vứt được nó đi

DU HỌC NHÂT BẢN NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT (P2) - PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG

Với những du học sinh mới sang đất nước Nhật Bản sẽ cực kỳ bỡ ngỡ khi đi lại tại Nhật Bản. Việt tốt nhất để làm quen là hãy tìm hiểu trước ở nhà, nếu không muốn bị mất tiền, mất thời gian, đi nhầm hàng trăm km.
Hãy cùng ICC Hà Nội tìm hiểu một số phương tiện chính trong hệ thống giao thông công cộng tại Nhật bản nhé !
1. Đường sắt và các loại đường sắt
Ðường sắt có tuyến JR do công ty cổ phần JR và đường sắt do tư nhân quản lý. Ngoài ra còn có đường xe điện ngầm, xe điện treo.v.v....
#/ Ðiều cần chú ý khi lên xe
- Khi muốn mua Futsu Kippu = Vé thường hay Kikyori Kippu = Vé đi gần thì mua ở máy bán vé tự động. Khi muốn mua Toikyori Kippu = Vé đường xa hay Tokyuken = Vé xe tốc hành thì mua ở quầy bán trong nhà ga (JR gọi là Midori no Madoguchi = Quầy bán vé màu xanh).
- Giá vé của trẻ em dưới 12 tuổi bằng nửa người lớn. Nhưng tuy 12 tuổi mà đã là học sinh trung học thì phải trả bằng tiền cước của người lớn.
- Trẻ em dưới 6 tuổi mà đi cùng với 1 người lớn thì miễn phí (số người được miễn phí khác nhau tùy theo các công ty đường sắt).
- Ngoài vé thường, còn có loại vé nhiều lượt, vé định kỳ và thẻ trả trước.
Vào ga tàu, bạn tự nhét vé vào máy soát vé tự động, máy sẽ đánh dấu và kiểm tra tiền vé thiếu/đủ khi bạn ra khỏi ga. Nếu lỡ mua vé chặng ngắn hoặc chặng dài khác với ga đến mong muốn, bạn Thực tập sinh có thể đổi vé tại quầy hoặc nhờ nhân viên trên tùa tính thêm tiền / trả tiền thừa.
2. Xe gắn máy nhỏ và xe đạp
Xe gắn máy cỡ nhỏ đăng ký ở tòa hành chánh nơi cư trú.
Xe gắn máy dưới 50cc và xe đạp, theo nguyên tắc, chạy phía bên trái. Trước khi lên xe chạy cần coi lại thắng, ban đêm thì coi lại đèn xe. Không nên chở đôi vì sẽ vi phạm luật lệ giao thông.
* Ðăng ký phòng tội phạm
Bohan Toroku = Ðăng ký phòng tội phạm cho xe đạp đã trở nên nhiệm vụ của người có xe đạp. Khi mua xe đạp, hãy làm thủ tục này ở tiệm.
#/ Khu vực cấm để xe
Nếu để xe đạp hay xe gắn máy ở Hochi Kinshi Kuiki = Khu vực cấm để xe sẽ bị mang đi nơi khác. Nếu bị mang đi nơi khác, trong vòng 1 tháng phải đến nơi bảo quản để nhận lại. Khi đó cần phải trả tiền chở đi (phí bảo quản).
 Lưu ý nếu bạn không đội mũ bảo hiểm sẽ bị cảnh sát giao thông dừng xe và phạt ngay.
3. Xe buýt
#/ Khi lên xe buýt
Ðiểm đến của xe buýt có ghi ở mặt trước của xe buýt. Tuyến đường đi và trạm ghé khác nhau tùy theo công ty xe buýt và tuyến xe buýt cho nên cần coi kỹ trước khi lên xe.
Khi đi xe buýt, nên chuẩn bị tiền cắc.
#/ Ðiều cần chú ý khi lên xe
- Cước xe buýt có tuyến thống nhất một giá và có tuyến tính theo đoạn đường gần hay xa.
- Cước xe buýt phải trả khi lên hay xuống xe.
- Khi muốn xuống, chỉ cần bấm chông báo xuống gắn ở trước mặt trước khi xe đến [Teiryojo = Trạm xe].
- Học sinh tiểu học chỉ trả phân nữa giá cước, từ trung học trở lên phải trả giá cước của người lớn.
- Trẻ em dưới 6 tuổi mà đi cùng với 1 người lớn thì miễn phí (số người được miễn phí khác nhau tùy theo công ty xe buýt.
- Xe buýt còn có vé định kỳ, vé nhiều lượt, thẻ trả trước và có chế dộ giảm cước cho người cao niên.
4. Xe taxi
#/ Khi sử dụng taxi
Trước những nhà ga lớn thường có bến xe taxi.
Khi muốn đón taxi ở ngoài đường thì chỉ cần giơ tay ra. Cũng có thể gọi taxi bằng điện thoại qua công ty xe taxi. Khi đó có trường hợp Bạn phải trả tiền đoạn đường mà taxi đã chạy tới rước Bạn.
Cửa xe taxi là cửa tự động cho nên mở hay đóng Bạn hãy để cho tài xế.
#/ Cước phí
Cước xe taxi được ghi trên mặt đồng hồ tính tiền gắn ở trước mặt. Không cần trả huê hồng.
Bạn phải trả thêm tiền nếu dùng taxi quá khuya hay quá sớm, tiền cao tốc.
#/ Nếu bỏ quên đồ trong taxi
Trường hợp bỏ quên đồ trong taxi, xin liên lạc với công ty xe taxi đó.
Lưu ý chi phí taxi ở Nhật khá đắt đỏ, và tính chi phí ngay khi khách mở cửa vào xe. Vậy nên các bạn du học sinh nên lưu ý để tránh mất tiền oan

Thứ Hai, 22 tháng 9, 2014

CÁC TRƯỜNG KỸ THUẬT CHUYÊN NGHIỆP Ở NHẬT BẢN

Các trường kỹ thuật chuyên nghiệp được gọi với cái tên KOSEN. Trường Kosen được thành lập với mục đích đào tạo kỹ sư kỹ thuật, thông thường có các khoa Điện, Điện tử, Tin học, Viễn thông, Cơ khí, Xây dựng, Kiến trúc... và Hàng hải, các trường có khoa Hàng hải được gọi là Shosen Kosen, các trường có khoa Viễn thông được gọi là Denpa Kosen.
Trên cả nước Nhật có 63 trường Kosen trong đó có 55 trường quốc lập, 5 trường công lập và 3 trường tư lập, mỗi trường có 4,5 khoa và khoảng 1000 sinh viên. Việc dịch ra tiếng Việt là "Cao đẳng kỹ thuật" là không chính xác nhưng khó có cụm từ ngắn gọn nào trong tiếng Việt có thể thể hiện đúng ý nghĩa của từ Kosen (viết tắt của kougyou kotou senmon gakko) do vậy trong bài viết này tôi không dùng từ “cao đẳng kỹ thuật” mà dùng từ “Kosen”. Do số lượng sinh viên Kosen quá ít so với số lượng sinh viên toàn quốc nên ngay cả người Nhật cũng có nhiều người không biết là ở Nhật có một hệ thống trường học tên là Kosen.
Khác với trường cao đẳng ở Việt Nam, trường Kosen ở Nhật tuyển học sinh tốt nghiệp trung học (cấp 2). Những học sinh đỗ vào các trường Kosen thường là những học sinh có thành tích cao ở cấp 2. Nếu nói về mức độ khó của đầu vào, vào trường Kosen khó tương đương với việc vào các trường cấp 3 trong top 5 của tỉnh (Ken). Thời gian học ở trường Kosen là 5 năm (5 năm rưỡi đối với các sinh viên khoa Hàng hải, sinh viên khoa Hàng hải sẽ dành 1 năm cuối cùng đi vòng quanh thế giới bằng thuyền). Sinh viên tốt nghiệp trường Kosen được coi tương đương với sinh viên học xong 2 năm đại học.
Tốt nghiệp : Sau khi tốt nghiệp trường Kosen sinh viên có thể đi làm hoặc học tiếp từ năm thứ 3 của trường đại học. Ở một số trường Kosen có khóa nâng cao 2 năm gọi là Senkoka. Sinh viên học xong Senkoka sẽ được coi tương đương với sinh viên tốt nghiệp đại học và có thể thi vào cao học của bất cứ trường nào trên nước Nhật.
Điều gì hấp dẫn học sinh vào học trường Kosen? Đối với các sinh viên ham mê kỹ thuật vào trường Kosen sẽ được học chuyên môn từ năm thứ 3, trong các trường Kosen có các câu lạc bộ chuyên ngành, vào đó đủ các thiết bị để thực hiện các ý tưởng và học tập kinh nghiệm của khóa trên. Như vậy vào Kosen học sinh sẽ sớm làm quen với chuyên môn sớm hơn so với việc học cấp 3 xong rồi vào đại học. Một điều hấp dẫn nữa là học phí ở trường Kosen rất rẻ, chỉ bằng 1/4 các trường Đại học quốc lập và bằng 1/10 các trường Đại học dân lập. Ở các trường Kosen có kí túc xá với giá rất rẻ, gần như là cho không do vậy các trường Kosen thường thu hút được các học sinh nghèo học giỏi.
Điều hấp dẫn lớn nhất có lẽ là con đường sau khi tốt nghiệp. Kể cả vào những thời kì khó khăn của nước Nhật, 98% sinh viên tốt nghiệp Kosen có việc làm trước khi tốt nghiệp. Ví dụ như trường Kumamoto một năm có 80 sinh viên tốt nghiệp có nhu cầu tìm việc làm thì mỗi năm nhận được khoảng 1000 “đơn đặt hàng” từ các công ty lớn.
Việc học tiếp vào Đại học cũng rất thuận lợi, ngoại trừ 10 trường top-ten, sinh viên có thành tích cao ở Kosen được xét tuyển thẳng vào 1 trong các trường có khối kỹ thuật. Sinh viên không được tuyển thẳng hoặc muốn vào các trường top-ten có thể thi. Trong 4000 sinh viên học tiếp sau khi tốt nghiệp có khoảng 400 người thi được vào các trường top-ten ( Đại học Tokyo 10 người, Đại học Kyoto 10 người, Đại học công nghiệp Tokyo 30 người, Đại học Tohoku 90 người … ) các sinh viên còn lại hầu hết vào được các trường quốc lập. Chỉ tiêu tuyển sinh viên Kosen ở các trường nổi tiếng tăng dần theo từng năm.

DU HỌC NHẬT BẢN - NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT (1)

Khi đi Du học Nhật Bản, mỗi du học sinh cần trang bị cho mình kiến thức về con người, văn hóa... của Nhật Bản. Bởi sự chuẩn bị càng chu đáo thì bạn càng dành được lợi thế cho mình.
Hãy cùng ICC Hà nội học một số cách sống của người Nhật Bản nhé! 
1. Ý thức tập thể
Trong công việc người Nhật thường gạt cái tôi lại để đề cao cái chung, tìm sự hòa hợp giữa mình và những người xung quanh. Các tập thể có thể cạnh tranh với nhau rất gay gắt song cũng có lúc họ lại bắt tay với nhau để có thể đạt được mục đích chung như để đánh bại đối thủ nước ngoài.
Vì vậy mà điều tối kỵ là làm mất danh dự của tập thể. Một học giả nước ngoài nghiên cứu về Nhật Bản đã đối lập "văn hóa hổ thẹn” của người Nhật với "văn hoá tội lỗi” của phương Tây.
2. Sự tôn trọng thứ bậc và địa vị
Ý thức tôn trọng thứ bậc có lẽ đã có từ lâu trong đời sống của người Nhật. Thái độ nhún mình trước những người có địa vị, quyền chức cũng có ở một số nước khác thời cận đại nhưng đặc biệt ở Nhật cho đến ngày nay vẫn còn đậm nét.
Ví dụ:
Trong phòng họp, người có chức vụ thấp nhất sẽ ngồi gần cửa ra vào, người có chức vụ càng cao thì càng ngồi gần phía bên trong.
Hoặc trong các buổi tiệc tổ chức tại nhà hàng một cách đột xuất thì mọi người đều biết vị trí của mình mà không cần có sự hướng dẫn nào khác.
Ngôn ngữ xưng hô: Sắc thái tôn ti trật tự trong xã hội Nhật Bản thể hiện rất rõ trong ngôn ngữ xưng hô và hình thức chào hỏi đối với từng đối tượng xã hội cụ thể.
Đối với người lớn tuổi hay người có địa vị thì phải dùng ngôn ngữ kính trọng (sonkeigo), khi nói về mình và những người trong gia đình mình thì dùng ngôn ngữ khiêm nhường (kenjogo).
3. Óc thẩm mỹ
Ấn tượng ban đầu của bất kỳ ai lần đầu đến thăm Nhật Bản là ngạc nhiên và thán phục về óc thẩm mỹ của người Nhật, từ cách trang trí nhà cửa sắp, xếp đồ đạc trong gia đình hay cách bài trí bữa cơm đều khiến cho mọi người có cảm giác tiếp cận một sự tinh tế, một óc thẩm mỹ cao.
Tuy nhiên óc thẩm mỹ của người Nhật không chỉ biểu hiện qua các hiện tượng bên ngoài mà còn qua lối suy nghĩ và cung cách làm việc của họ hàng ngày, hay nói rộng ra là nhân sinh quan của họ. Một người đan quạt tre ngắm đi ngắm lại xem cái quạt của mình làm đã cân đối chưa, có cần phải chau chuốt gì không, mặc dù khi làm như vậy thì anh ta sẽ mất nhiều thời gian hơn, đồng nghĩa với việc lợi nhuận thu về được ít hơn, song đối với người dân Nhật Bản ngoài mục đích lợi nhuận thì họ còn muốn đạt được một mục tiêu khác không kém phần quan trọng – đó là cảm giác thoải mái khi hoàn thành mỹ mãn một công việc dù là rất nhỏ.
4. Tính hiếu kì và nhạy cảm với văn hóa của nước ngoài
Họ không ngừng theo dõi những biến động tình hình bên ngoài, đánh giá và cân nhắc những ảnh hưởng của các trào lưu và xu hướng chính đang diễn ra đối với Nhật, và nếu như họ phát hiện ra trào lưu nào đang thắng thế thì họ có xu hướng sẵn sàng học hỏi, nghiên cứu để bắt kịp trào lưu đó. Và chính tinh thần thực dụng, tính hiếu kỳ và óc cầu tiến của người Nhật là những động lực thúc đẩy họ bắt kịp với các nước tiên tiến.
Họ không đặt vấn đề phê phán hay chọn lọc khi học mà bằng mọi cách học cho hết. Sau đó họ mới nghiền ngẫm tìm ra những yếu tố có thể cải biến. Đến đây họ lại phát huy được thế mạnh của óc quan sát tỉ mỉ và sự tinh tế vốn có của văn hoá dân tộc.
Mặc dù rất nhạy cảm đối với văn hoá nước ngoài, song người Nhật rất ý thức về tài sản văn hoá của họ. Tư liệu lịch sử văn hoá, đền đài, chùa chiền… đại bộ phận vẫn còn được bảo tồn cho đến ngày nay. Hơn thế, các ngành nghề truyền thống không những không bị mai một đi mà còn được cải tiến kỹ thuật và càng trở nên tinh tế hơn.

CÔNG TY CP ĐẦU TƯ QUỐC TẾ ICC HÀ NỘI
Hotline: 098 888 1017 - Ms. Ngọc
Email: icc.nhungoc@gmail.com
Skype: thainhungoc7490

Chủ Nhật, 21 tháng 9, 2014

LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐI DU HỌC NHẬT BẢN

Hãy bắt đầu Ước mơ Du học Nhật Bản của bạn tại ICC Hà Nội với quy trình như sau:
- Bước 1: Khai giảng
- Bước 2: Nộp hồ sơ cho Công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế ICC Hà Nội
- Bước 3: Học sinh chọn trường tại Nhật và ICC Hà Nội lên lịch phỏng vấn.
- Bước 4: Sau khi học sinh đỗ phỏng vấn. Trường nộp toàn bộ hồ sơ của học sinh và lên Sở lưu trú Nhật Bản để xin cấp: Giấy chứng nhận tư cách lưu trú (COE).
- Bước 5: Sở lưu trú thông báo kết quả học sinh có COE và nhà Trường Nhật Bản sẽ gửi bản photo COE và Giấy yêu cầu nộp học phí.
- Bước 6: Trường gửi về: Giấy báo nhập học, Giấy chứng nhận tư cách lưu trú, Giấy hướng dẫn đến Nhật Bản bản gốc.
- Bước 7: Công ty ICC Hà Nội nộp hồ sơ xin Visa cho học sinh tại Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội.
- Bước 8:  Học sinh đợi lấy Visa .
- Bước 9: Học sinh đến Nhật Bản – Làm thủ tục nhập học, xin giấy phép làm thêm.
- Bước 10: Sau khi nhập học. Nếu học sinh có nhu cầu muốn đi làm thêm, công ty ICC Hà Nội và Nhà trường sẽ hỗ trợ và sắp xếp học sinh nhận việc làm thêm.

NHỮNG ĐIỀU THÚ VỊ VỀ NHẬT BẢN

1 . Thịt ngựa sống là một món ăn phổ biến ở Nhật Bản .
2 . Ở Nhật, tàu điện thường rất đông. Các nhân viên nhà ga thậm chí được thuê làm việc để nhồi nhét hành khách phía bên trong.
3 . Các cặp đôi tại Nhật Bản ăn mừng Giáng sinh như Ngày Valentine. Ở Nhật, Giáng sinh giống như kỳ nghỉ lễ cho các cặp tình nhân hơn.
4 . Người Nhật sử dụng tiếng Anh viết rất tệ, bạn có thể dễ dàng phát hiện ra lỗi tiếng Anh trên áo phông và các mặt hàng thời trang khác .
5 . Hơn 70% diện tích Nhật Bản là núi, trong đó có 200 ngọn núi lửa.
6 . Núi Phú Sĩ , ngọn núi cao nhất Nhật Bản , thực chất vẫn đang hoạt động (mặc dù các nhà khoa học vẫn chưa đạt được sự đồng thuận về cái được gọi là ” hoạt động ” ) .
7 . Tôn giáo không đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của người Nhật và rất nhiều người không hiểu được sự khác biệt giữa Thần Đạo và Đạo Phật. Tuy nhiên, cũng có nhiều người Nhật thực sự hiểu được sự khác biệt đó.
8 . Loại Dưa vàng của Nhật có thể được bán với giá trên 300$ một quả . Ví dụ, mẫu dưa nổi tiếng của thành phố Yubari. Dưa Yubari có một vị ngọt, thơm mà không một vùng đất nào sánh được, mẫu mã hoàn hảo không như loại dưa vàng của Mỹ, dưa có nhiều vết ố đen và những vết sẹo .
9 Có bốn hệ thống kí tự dùng trong hệ thống chữ viết của Nhật Bản, là Romaji (chữ cái Latinh), Katakana, Hiragana, và Kanji (chữ Hán).
10. Cà phê rất được ưa chuộng tại đất nước này. Nhật Bản nhập khẩu lên đến 85 % sản lượng cà phê hàng năm của Jamaica .
11 . Tỷ lệ biết chữ của Nhật Bản gần như là 100 % .
12. Sumo được xem là môn thể thao dân tộc của Nhật Bản. Ngoài ra bóng chày cũng được chơi rất phổ biến ở đây.
13 . Các đô vật Sumo được ăn một món hầm được gọi là Chankonabe để vỗ béo. Nhiều nhà hàng ở quận Ryogoku của Tokyo phục vụ món nabe ( tiếng Nhật có nghĩa là món hầm ) .
14 . Hầu hết các nhà vệ sinh ở Nhật Bản có tích hợp sẵn trong hệ thống chậu vệ sinh để phun từ phía sau . Chúng được gọi là washlets và hiện được xem là chỉ tiêu cho các căn hộ và nhà vệ sinh. Tuy nhiên , trong một số các trạm xe lửa và nhà vệ sinh công cộng khác, bạn vẫn có thể tìm thấy các “vệ sinh bệt ” truyền thống Nhật Bản.
15 . Khi bạn sử dụng nhà vệ sinh trong nhà người khác , bạn cần phải sử dụng dép được thiết kế đi trong phòng tắm để không làm bẩn phần còn lại của ngôi nhà.
16 . Mì sợi , đặc biệt là mì soba (kiều mạch) , khi ăn mọi người thường tạo tiếng húp,sụp khá lớn. Người Nhật cho rằng tiếng húp lớn như vậy ám chỉ rằng đồ ăn đó rất ngon . Thêm nữa, việc húp như vậy còn giúp giảm độ nóng của mỳ khi ăn.
17. Nhật Bản là nơi tiêu thụ gỗ cây rừng Amazon lớn nhất thế giới.
18 . Máy bán hàng tự động ở Nhật Bản có bán bia , cà phê đóng hộp nóng và lạnh , thuốc lá, và nhiều mặt hàng khác .
19 . Khi chuyển đến nơi ở mới, thường thì người Nhật sẽ phải biếu tặng chủ đất/chủ nhà một món quà “tiền” tương đương với 2 tháng thuê .
20 . Trung bình có khoảng 1.500 trận động đất mỗi năm tại Nhật Bản.
21 . Việc ăn cơm ở mọi bữa ăn, bao gồm cả bữa sáng, là “chuyện thường ngày ở Nhật Bản”.
22. Tuổi thọ trung bình ở Nhật Bản là một trong những cao nhất thế giới . Người dân Nhật Bản trung bình sống lâu hơn người Mỹ 4 năm.

Xem tiếp tại: http://icchanoi.vn/du-hoc-nhat-ban.html

Thứ Sáu, 19 tháng 9, 2014

DU HỌC NHẬT BẢN NÊN CHỌN TRƯỜNG NÀO?


Tất cả các khoa ở các cơ sở giáo dục Đại học và cao đẳng ở Nhật đều giảng dạy bằng Tiếng Nhât. Chính vì thế theo học được các chương trình của nhà trường sinh viên nước ngoài phải có năng lực Nhật ngữ trình độ trung cao hay cao cấp, tương đương với trình độ tiếng Nhật N1, N2 (khoảng từ 600 – 900 tiết học). 

Ở các trường tiếng Nhật có nhiều khóa học với mục đích khác nhau và đương nhiên là tập trung chủ yếu là các khóa học cho học sinh, sinh viên thi vào các trường đại học, cao đẳng, trung cấp hoặc cao học. Ngoài đào tạo tiếng Nhật, sẽ có những khóa đào tạo bổ sung như toán, lý, hóa, sinh, vẽ kỹ thuật…phân chia thành các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội để chuẩn bị cho các bạn có nhu cầu tham dự kỳ thi du học Nhật Bản (EJU)
Tính đến tháng 3/2013, có 468 cơ sở giảng dạy tiếng Nhật trên toàn nước Nhật. Các cơ sở này được công nhận của Hiệp hội chấn hưng giáo dục tiếng Nhật. Xem thêm chi tiết tại http://www.nisshinkyo.org. Trong đó có 268 cơ sở giảng dạy tiếng Nhật chuyên biệt dành cho du học sinh là chính. Còn lại khoảng 250 là các khoa liên quan đến giảng dạy tiếng Nhật tại các trường đại học, cao đẳng trên toàn nước Nhật.

THÔNG BÁO: TUYỂN SINH DU HỌC NHẬT BẢN KỲ THÁNG 04/2015

1. Giới thiệu chương trình Du học Nhật Bản
Không chỉ tại Việt Nam, hiện nay đi du học Nhật Bản đang là một xu hướng giáo dục mang tính toàn cầu, là sự lựa chọn thông minh và phù hợp đối với thanh niên ở nhiều Quốc gia khác nhau.Đi du học Nhật Bản, bạn được học tập, nghiên cứu trong môi trường giáo dục hàng đầu thế giới.
Bên cạnh đó, nhằm học hỏi kinh nghiệm làm việc một cách chân thực và sống động nhất, các Du học sinh còn được Công ty kết hợp với Nhà trường giới thiệu đi làm thêm với các công việc phù hợp với thu nhập ổn định.
Khi đến Nhật Bản, các Du học sinh sẽ nhập học tại Trường tiếng Nhật với thời gian học từ 1 năm 3 tháng đến 2 năm tùy đợt tuyển sinh và kết quả học tập của mỗi người. Sau khi tốt nghiệp Trường Nhật ngữ, các Du học sinh sẽ được Nhà trường tiến cử vào học tại các trường Trung học, Cao đẳng, Đại học, Cao học… tùy thuộc khả năng hoặc điều kiện của Du học sinh.
Khi tốt nghiệp các trường nói trên, các Du học sinh có thể tiếp tục học tập, nghiên cứu lên cao hơn hoặc xin việc tại Nhật Bản. Tất cả Bằng cấp hoặc Chứng chỉ giáo dục của Nhật Bản cấp cho Du học sinh đều được quốc tế công nhận và rất được coi trọng trên toàn thế giới. Hàng ngày, Du học sinh chỉ học tại trường vào buổi sáng hoặc buổi chiều (tùy theo lịch của mỗi trường), vì vậy thời gian còn lại trong ngày có thể đi làm thêm lấy thu nhập để trang trải cho sinh hoạt bản thân và gửi về gia đình.
2. Đối tượng tuyển sinh du học Nhật Bản
  • Học sinh tốt nghiệp THPT trở lên. Độ tuổi từ 18 ~ 28. (Lưu ý : Thời gian đi làm tính từ khi tốt nghiệp bậc học cuối cùng không quá 3 năm)
  • Thành tích học bạ từ 5,5 trở lên không có môn nào dưới 4,0.
  • Không có tiền án, tiền sự, mắc bệnh hiểm nghèo. Không thuộc diện cấm xuất nhập cảnh của cục QLXN cảnh Việt Nam – Nhật Bản
  • Trình độ tiếng Nhật từ sơ cấp (N5) trở lên (đối với những học sinh chưa học tiếng Nhật có thể đăng ký học tại Công ty).
3. Ngôn ngữ sử dụng: Tiếng Nhật
Trước khi sang Nhật, Du học sinh học tiếng Nhật tại Công ty Cổ phần Quốc tế ICC Hà Nội tối thiểu là 4 tháng.
4. Kỳ nhập học: Tháng 04 năm 2015
5. Chương trình đào tạo du học sinh Nhật Bản
Gồm có 2 giai đoạn học tập:
Giai đoạn 1: Học tiếng Nhật từ 1 năm 3 tháng đến 2 năm tại các trường Nhật ngữ
Giai đoạn 2: Theo học các bậc Trung cấp (2 năm), Cao đẳng (3 năm), Đại học (4-5 năm), Cao học (2 năm)…Học sinh chọn ngành học mà mình yêu thích.
6. Việc làm thêm trong quá trình học
  • Du học sinh được nhà trường và trung tâm tư vấn du học nhật bản giới thiệu việc làm thêm tại các nhà hàng, siêu thị, nhà máy…. (Các công việc du học sinh thường làm như lau dọn, rửa bát, bưng bê, tính tiền, phát báo, đóng gói cơm hộp, làm việc tại xưởng,.v.v….).
  • Ngoài giờ học, các bạn được phép làm thêm 4h/ngày, các ngày nghỉ lễ và các kỳ nghỉ được phép làm thêm 8 giờ/ ngày, đủ để trang trải mọi chi phí sinh hoạt, học tập và tự lập về mặt tài chính.
7. Quy trình du học và các bước thực hiện tài chính
- Bước 1: Khai giảng
- Bước 2: Nộp hồ sơ cho Công ty cổ phần quốc tế ICC  Hà Nội
- Bước 3: Học sinh chọn trường tại Nhật và ICC lên lịch phỏng vấn.
- Bước 4: Sau khi học sinh đỗ phỏng vấn. Trường nộp toàn bộ hồ sơ của học sinh và lên Sở lưu trú Nhật Bản để xin cấp: Giấy chứng nhận tư cách lưu trú (COE).
- Bước 5: Sở lưu trú thông báo kết quả học sinh có COE và nhà Trường Nhật Bản sẽ gửi bản photo COE và Giấy yêu cầu nộp học phí.
- Bước 6: Trường gửi về: Giấy báo nhập học, Giấy chứng nhận tư cách lưu trú, Giấy hướng dẫn đến Nhật Bản bản gốc.
- Bước 7: Công ty ICC nộp hồ sơ xin Visa cho học sinh tại Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội.
- Bước 8:  Học sinh đợi lấy Visa .
- Bước 9: Học sinh đến Nhật Bản – Làm thủ tục nhập học, xin giấy phép làm thêm.
- Bước 10: Sau khi nhập học. Nếu học sinh có nhu cầu muốn đi làm thêm, công ty ICC và Nhà trường sẽ hỗ trợ và sắp xếp học sinh nhận việc làm thêm.
8. Hồ sơ du học sinh cần nộp
1. Bằng TNPT hoặc bằng cấp khác ( kèm bản gốc).
2. Học bạ/ Bảng điểm (kèm bản gốc).
3. Hộ chiếu (bản gốc).
4. CMND người bản lãnh ( bố hoặc mẹ).
5. Hộ khẩu (bản gốc).
6. Giấy khai sinh bản sao mới nhất.
7. Sơ yếu lý lịch có đóng dấu giáp lai ảnh.
8. CMND của bản thân (bản gốc).
9. 20 ảnh 3x4 cm, 18 ảnh 4x6 cm, 9 ảnh 4,5x4,5 cm (nền trắng).
10. Sổ tiết kiệm và xác nhận số dư của ngân hàng ( hướng dẫn cụ thể trong quá trình làm hồ sơ ).
11. Chứng minh nghề nghiệp và thu nhập của người bảo lãnh ( bố hoặc mẹ) ( hướng dẫn cụ thể trong quá trình làm hồ sơ ).

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ QUỐC TẾ ICC HÀ NỘI
Địa chỉ: Tầng 10, Toà B, Học viện Tư Pháp, Số 9 Lê Đức Thọ kéo dài, Mai Dịch, Cầu Giấy,Hà Nội
Website: www.icchanoi.vn
Tel: 04 6268 1133  Hotline: 098 888 1017 Fax: 04 6264 1122        

Labels