Thứ Sáu, 7 tháng 11, 2014

PHỎNG VẤN XIN VIỆC LÀM THÊM CHO DU HỌC SINH NHẬT BẢN

Có lẽ sau học tập thì Arubaito chính là hoạt động chính của du học sinh sau khi sang Nhật. 

Để xin được việc làm thêm ở Nhật, nhất thiết bạn phải trải qua ít nhất 1 lần phỏng vấn. Việc có thể hiện được khả năng của bản thân trước nhà tuyển dụng hay không sẽ quyết định kết quả phỏng vấn của bạn.

Hiện nay có khá nhiều du học sinh làm thêm tại các cửa hàng hay siêu thị của Nhật. Đối với du học sinh Việt Nam chưa thông thạo hết tiếng Nhật thì có thể xin làm rửa chén hoặc nấu nướng vì những công việc này không đòi hỏi trình độ tiếng Nhật lắm. Khi tiếng Nhật khá hơn một tí hoặc những bạn có thâm niên, kinh nghiệm tiếng Nhật thì có thể xin làm tính tiền ở Siêu thị hay làm bồi bàn ở các quán ăn.

Khi đi xin việc, nhiều cửa hàng yêu cầu bạn phải điện thoại trực tiếp đến quán để xin việc, mục đích của họ là để kiểm tra trình độ tiếng Nhật cũng như khả năng ăn nói của bạn qua điện thoại. Vì thế nên bạn cần phải chuẩn bị nội dung nói thật rõ ràng, kỹ lưỡng và tập nói cho lưu loát. Cách gọi điện thoại đến quán thường được chỉ dẫn rõ ràng ở các tạp chí xin việc, bạn nên chịu khó nghiên cứu và chuẩn bị kỹ lưỡng. Khi người ta đã chấp nhận phỏng vấn bạn, cửa hàng sẽ hẹn bạn đến phỏng vấn. Khi đó, bạn cần mang theo Đơn xin việc (Rirekisho), ngoài ra ,tuỳ theo cửa hàng mà có nơi sẽ yêu cầu bạn mang theo passport, giấy phép hoạt động ngoài giờ, photo visa…

Khi đi phỏng vấn, bạn cần ăn mặc thật gọn gàng, đến trước giờ hẹn khoảng 15 phút, khi đến gặp cần nói to, rõ ràng, tránh thể hiện rụt rè, nhút nhát. Ấn tượng đầu tiên rất quan trọng, đôi khi sẽ là nhân tố chính quyết định bạn có được nhận vào làm hay không. Có thể tiếng Nhật của bạn không thật tốt, nhưng thay vào đó bạn cố gắng thể hiện quyết tâm làm việc, sự khoẻ khoắn, tràn đầy sức sống, hăng hái của bạn thì bạn vẫn có thể được nhận.

Hầu hết bạn sẽ bị hỏi các câu hỏi cơ bản như: Hãy PR bản thân bạn? Điểm mạnh yếu của bạn? Việc bạn cố gắng làm nhất từ trước đến nay là gì? … Do đó bạn phải tự phân tích bản thân rõ ràng và nên chuẩn bị trước các câu trả lời cho những câu hỏi này , thay đổi cách nói với những công ty khác nhau. Nhiều khi người phỏng vấn hay hỏi những điều bạn viết trong Entry Sheet (ES), nên trước khi đi phỏng vấn bạn cũng nên đọc lại ES để chuẩn bị.

Trong lúc phỏng vấn quan trọng nhất là bạn truyền được nhiệt huyết (熱意)của bạn tới người phỏng vấn. Tại sao bạn muốn vào công ty đó mà không phải công ty khác, vào công ty đó bạn muốn làm gì… Phải thể hiện được mình là mẫu người mà công ty cần thiết. Nên nhớ là càng vào các vòng trong thì bạn sẽ càng bị hỏi xoáy sâu vào các ý này.

Nên luyện phỏng vấn thật nhiều, có thể tự luyện ở nhà, nhờ bạn bè người thân (hoặc người Nhật) đóng vai làm người phỏng vấn. Hoặc trước khi vào phỏng vấn ở công ty bạn muốn vào, nếu có thể hãy thi vào các công ty không phải nguyện vọng chính để luyện và làm quen với cách phỏng vấn.

Bạn nên giữ nụ cười trên khuôn mặt, không nên quá căng thẳng sẽ không phát huy được khả năng của mình và gây ra sự lúng túng. Hãy tự tin vào chính bản thân mình.

Không nên nói to quá, nhưng nên nói to hơn bình thường một chút, nhấn mạnh những ý mình muốn diễn đạt.

Trả lời đúng câu hỏi được hỏi, không nói lan man, và triển khai ý muốn nói theo thứ tự kết – triển khai – kết. Nói kết luận trước tiên rồi triển khai ý sau sẽ gây ấn tượng tốt hơn. Đối với các câu hỏi như điểm mạnh, điểm yếu… thì bạn phải có câu chuyện để dẫn chứng cho câu trả lời của mình, và qua đó mình đã học được gì…

Khi được hỏi là có câu hỏi gì không thì bạn rất nên hỏi, không nên nói là không có, vì như vậy thì họ sẽ đánh giá bạn không quan tâm thực sự đến công ty của họ. Các câu hỏi thì nên tránh các vấn đề riêng tư như lương bổng, giờ làm việc, không nên hỏi các thông tin đã có trên trang web của công ty. Ví dụ như bạn có thể hỏi: Tại sao anh lại vào công ty này? Anh có mục tiêu gì sắp tới không? …

Nếu mà bạn đã cố hết sức mà không vào được công ty mong muốn, hãy nghĩ rằng mình không có duyên với công ty, mình không hợp với công ty đó, nếu vào được cũng chưa chắc đã thích công việc đó. Không nên quá thất vọng, hãy nhanh chóng quên đi và tiếp tục quá trình xin việc vào các công ty khác.

Nếu bạn được nhận vào làm rồi, trong giai đoạn đầu tiên, bạn cố gắng làm thật tốt để lấy được niềm tin của người chủ. Có nhiều du học sinh Việt Nam rất nhanh nhẹn, tháo vát và đáng tin cậy nên được chủ quán giao cho quản lý cả cửa hàng khi chủ đi vắng. Khi đi làm, công việc yêu cầu tốc độ, hiệu suất, sự hăng hái, lòng trung thực và chuyên cần. Bạn cố gắng để phát huy thật tốt những thế mạnh của bản thân. Ngay tại chỗ làm arubaito, bạn có cơ hội tiếp xúc với nhiều người Nhật, không chỉ được trau dồi kỹ năng giao tiếp mà còn cả cách ứng xử sao cho đúng mực nữa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Labels