Thứ Hai, 17 tháng 11, 2014

TÂM SỰ DU HỌC SINH NHẬT BẢN

Du học là một trong những quyết định quan trọng trong cuộc đời của mỗi con người, có thể làm thay đổi tương lai của một con người. Khi được tin mình trúng tuyển ai cũng vui mừng nhưng đằng sau niềm hân hoan đó là sự lo sợ, hoang mang khi phải sống ở nơi đất khách quê người, những bất đồng về ngôn ngữ và văn hóa. 


Cuộc sống ở Nhật Bản như thế nào? Bạn có sợ hãi? Bạn có lo ngại trước khi đi du học không?

Hãy chuẩn bị cho mình hành trang tốt nhất trước khi du học bạn sẽ hoàn toàn tự tin khi đặt chân lên xứ người...


Ngỡ ngàng với cuộc sống ở Nhật Bản

Cuối cùng mình cũng đã đến được xứ sở hoa anh đào – Nhật Bản. Khi đặt chân xuống sân bay quốc tế Osaka tôi đã hết sức kinh ngạc và thán phục kỹ thuật của người Nhật, một sân bay nằm giữa biển như một hòn đảo tự nhiên thật sự làm cho người xem không khỏi bàng hoàng với cuộc sống ở Nhật Bản. Từ sân bay đi bằng xe buýt mất 25 phút, tôi đến được nơi mình sẽ gắn bó suốt 1 năm trời: tòa nhà của quỹ học bổng giao lưu quốc tế Kansai. Đây là nơi tập trung rất đông sinh viên của các nước trên thế giới.

Sống trong một môi trường ngôn ngữ như thế này, bản thân tôi cũng phải cố gắng rất nhiều để hòa nhập, tôi tận dụng mọi cơ hội để có thể sử dụng tiếng Nhật mà tôi đã học. Khi còn ở Việt Nam tôi không thường xuyên sử dụng từ cảm ơn lắm, chỉ khi nào cảm thấy cần thì tôi mới sử dụng. Nhưng ở đây lại không giống như ở Việt Nam, mọi người ở đây lúc nào câu cửa miệng cũng là Konnichiwa(Xin chào), Arigato(Cảm ơn), bắt đầu câu chuyện và kết thúc câu chuyện họ đều sử dụng 2 từ này.Tôi nghĩ chắc đây là một hình thức lễ nghĩa của người Nhật nên cũng sử dụng theo. Một hôm nọ, tôi cùng nhóm bạn đi xem phim, khi nhận vé từ người bán vé tôi đã nói Arigato, cô bán vé nhìn tôi ngạc nhiên: ”Em giống người Nhật quá, làm chị bị lầm…”. Nghe được câu đó tôi rất vui và tự thầm nhủ là từ đây sẽ tiếp tục như vậy .Bởi vì người Việt Nam có câu:”Nhập gia tùy tục” mà

Cười vì lạc đường

“Làm sao bây giờ? Đây là đâu nhỉ?”.Tôi thất thanh kêu lên khi phát hiện ra nơi mình đang đứng không giống với bản đồ. Hôm nay tôi thuê xe đạp của trung tâm đi siêu thị mua quà sinh nhật cho nhỏ bạn người

Vì muốn giữ bí mật nên tôi đã đi một mình. Cuối cùng ngồi trên xe đạp 2 tiếng, đi qua 3 cây cầu (Osaka nổi tiếng là có nhiều cầu mà) mà chẳng thấy siêu thị mình cần tìm đâu cả. Vậy là mình lạc đường rồi. Tôi chợt thấy một bà lão đi bộ tới, tôi đã cầm bản đồ hỏi và bà đã chỉ dẫn hết sức nhiệt tình. Khi thấy khuôn mặt tôi lộ vẻ lo âu, bà đề nghị để bà dẫn đường. Tôi bảo bà lên xe để tôi chở nhưng bà nói không được (lúc đó tôi chẳng hiểu vì sao), thế là tôi dẫn xe đi chung với bà, 2 bà cháu vừa đi vừa nói rôm rả, khua tay múa chân loạn xạ rất vui vẻ (thật ra tôi chỉ nghe thôi, biết gì đâu mà nói, tiếng Nhật còn tệ quá mà). Cuối cùng tôi cũng đến được siêu thị. Đúng là một lần lạc đường thú vị.

Sau chuyến đi này tôi mới biết người dân Osaka rất thân thiện, đặc biệt là các ông lão, bà lão. Cuộc sống ở Nhật Bản của du học sinh là thế đấy!

Du học sinh ở Nhật Bản : Chơi nhiều!!! Học cũng dữ dội!!!

Ở đây từ 9 giờ tối, cuộc sống ở Nhật Bản của các du học sinh náo nhiệt với những cuộc biểu diễn disco đường phố (mọi người thường tập nhảy múa để chuẩn bị cho lễ hội), và đến khoảng 2giờ khuya là trở nên đông đến mức những người đến muộn không thể chen chân được vào bên trong. Mọi người nhảy nhót cho đến gần sáng mới giải tán. Ngày nào cũng vậy nhưng không ai nghỉ học một buổi nào. Trong số các bạn bè quốc tế học ở đây, tôi cảm thấy ngưỡng mộ những bạn đến từ Âu Mỹ, họ có một cở thể dẻo dai và một thể lực không ai bi kịp.

Thêm một câu chuyện nữa về sự chăm học của du học sinh ở Nhật Bản. Một buổi nọ khoảng 9giờ sáng, tôi đang trên đường đến trường thì đột nhiên gặp một người bạn người Nhật đang đi theo hướng ngược lại. Hỏi thăm xong tôi mới biết suốt từ hôm qua đến giờ người bạn đó học suốt ở thư viện. Từ trước đến nay tôi chưa từng học thâu đêm ở thư viên bao giờ nên rất kinh ngạc. Kinh ngạc hơn nữa là dường như ở đây những chuyện như thế này là chuyện rất đỗi bình thường. Tôi thật sự rất khâm phục những người bạn ở đây.

Nỗi sợ hãi và nghị lực của du học sinh ở Nhật Bản !

Khi mới tới Osaka, tôi chỉ biết bập bẹ một ít tiếng Nhật nên rất khó khăn trong giao tiếp. Vì thế khi nói chuyện với tôi những người bạn ở đây nói rất chậm rãi, rõ ràng. Hễ thấy tôi có chút xíu biểu hiện là không hiểu thì họ lại tiếp tục nhẫn nại giải thích. Những lúc đó tôi cảm thấy rất xấu hổ vì mình đã làm phiền người khác quá nhiều. Tôi sợ nói đến mức trở thành một người trầm cảm, không thích giao tiếp. Tôi phải vừa khóc vừa thảo luận với giáo sư nhờ giúp đỡ.

Thế rồi sau 4 tháng gian nan với cuộc sống ở Nhật Bản, tôi cũng đã lấy lại được niềm tin trong giao tiếp. Tai tôi đã khá quen thuộc với những âm thanh xung quanh vì thế việc giao tiếp cũng dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, vẫn có một điều làm tôi đau đầu, đó là phải giao tiếp với những người nói “giọng địa phương”. Osaka thuộc vùng Kansai nên những người trong vùng đều sử dụng giọng địa phương để giao tiếp. Tiếng Nhật thuộc vùng Kansai mềm mại nhiều âm sắc hơn tiếng Nhật chính thống mà tôi học, nghe thì rất vui tai nhưng mà không hiểu gì cả, nên khi giao tiếp với người dân địa phương cả 2 bên vừa nói vừa sử dụng “tay” phụ họa. Tuy khó khăn nhưng cũng rất thú vị.

Đến mùa hè năm nay là chuyến du học ở Nhật Bản của tôi sẽ kết thúc. Tỗi bỗng cảm thấy tiếc nuối khi phai quay về, những kỷ niệm vui buồn, cuộc sống ở Nhật Bản mà tôi trải qua gần một năm ở đây tất cả đều được tái hiện lại trong tâm trí. Tôi mong rằng mình sẽ có cơ hội quay trở lại đất nước xinh đẹp này một lần nữa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Labels